Long Châu

Tiêu chuẩn nồng độ oxy trong máu và nhịp tim của người bình thường là bao nhiêu?

Ngày 06/08/2021
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hiện nay, có một số trường hợp bệnh nhân nhiễm Covid-19 có biểu hiện giảm nồng độ oxy trong máu nhưng lại không có biểu hiện khó thở. Vậy làm thế nào để biết được nồng độ oxy trong máu đang giảm. Giải pháp là mỗi gia đình nên trang bị thêm các thiết bị y tế để theo dõi nồng độ oxy trong máu kết hợp với đo nhịp tim. 

Hemoglobin (Hb) hay còn gọi là Huyết sắc tố - một protein phức chứa Fe++, có chức năng vận chuyển oxy từ phổi đến các nơi cần thiết trong cơ thể để duy trì sự sống. Vậy nồng độ oxy tiêu chuẩn của một người bình thường là bao nhiêu. Cùng tìm hiểu nhé. 

Tại sao phải đo nhịp tim và nồng độ oxy trong máu?

SpO2 là độ bão hòa oxy trong máu. Để biết được chỉ số này, chỉ cần một đầu dò SpO2 kẹp ở đầu ngón tay, bạn sẽ biết được chỉ số khá dễ dàng. 

Việc theo dõi và đánh giá nồng độ oxy trong máu liên tục là biện pháp cần thiết và hiệu quả trong việc theo dõi sức khỏe người bệnh.

Khi bạn biết được nồng độ oxy trong máu, bạn sẽ đánh giá được tình trạng cơ thể của mình, xây dựng chế độ ăn uống, mục tiêu thể dục, cường độ tập luyện phù hợp. Khi kết hợp chỉ số nồng độ oxy trong máu cùng với nhịp tim, bạn sẽ đo lường được mức độ sức khỏe của bản thân và đánh giá được mức độ hiệu quả trong chương trình tập luyện .

Hemoglobin trong máu giữ chức năng quan trọng trong việc xác định chính xác độ bão hòa oxy trong máu. Oxy chứa trong hemoglobin sẽ tác động tới độ hấp thụ tia ánh sáng đỏ và tia hồng ngoại của máu. 

Cơ chế đo chỉ số nồng độ oxy trong máu ở một số thiết bị: Đầu dò SpO2 kẹp ở đầu ngón tay sẽ tận dụng cảm biến để tính toán chỉ số nồng độ oxy trong máu. Tia ánh sáng xanh ở cảm biến bắn vào các mạch máu trong cơ thể, sự biến thiên của sóng sẽ có ra chỉ số của SpO2. SpO2 của người bình thường sẽ lớn hơn 97%, trường hợp dưới 92% phản ánh tình trạng thiếu oxy trầm trọng. Tuy nhiên, chỉ số đo SpO2 của các máy đo nồng độ oxy không chính xác 100%, sẽ có sai số chênh lệch. Nguyên nhân do bị ảnh hưởng của nhiều tác nhân như sắc độ của móng tay, Hb không bình thường, tình trạng giảm tưới máu mô,...

Việc đo nhịp tim cũng quan trọng như đo nồng độ oxy trong máu. Việc đo nhịp tim giúp xác định được tim đang làm việc như thế nào, trong những tình huống khẩn cấp, việc đo nhịp tim giúp tìm hiểu xem tim có bơm đủ máu hay không. Ngoài ra, việc đo nhịp tim còn giúp tìm ra nguyên nhân của các bệnh như nhịp tim không đều, ngất xỉu, khó thở, chóng mặt, đau ngực. Đồng thời, đo nhịp tim còn giúp kiểm tra lưu lượng máu sau các chấn thương hoặc khi mạch máu bị chặn.

Chỉ cần một đầu dò SpO2 kẹp ở đầu ngón tay, bạn sẽ biết được chỉ số SpO2 khá dễ dàng

Nồng độ oxy trong máu và nhịp tim của người bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số nồng độ oxy trong máu được biểu thị bằng %. Khi thiết bị oxy cho ra chỉ số 97%, có nghĩa là mỗi tế bào hồng cầu được tạo bởi 97% oxygenated và 3% không oxy hóa hemoglobin. Chỉ số SpO2 ở người bình thường dao động từ 95% - 100%.

Nếu chỉ số SpO2 thấp hơn 95%, có nghĩa là cơ thể đang trong tình trạng thiếu máu thiếu oxy. 

Mức thang đo chỉ số nồng độ oxy tiêu chuẩn:

  • Chỉ số oxy trong máu tốt dao động từ 97 - 99%.
  • Chỉ số oxy trong máu trung bình: 94 - 96%.
  • Chỉ số oxy trong máu thấp, cần xin ý kiến của bác sĩ chủ trị: 90% - 93%.
  • Dấu hiệu suy hô hấp rất nặng: Dưới 92% nếu không thở oxy và dưới 95% nếu có thở oxy.
  • Tình trạng nguy hiểm: Dưới 90%.

Đối với trẻ sơ sinh, chỉ số SpO2 an toàn là trên 94%, nếu chỉ số này thấp hơn 90% cần đưa bé tới bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Nhịp tim của người bình thường sẽ dao động từ 60 - 100 nhịp/phút. Theo các chuyên gia, một trái tim khỏe mạnh sẽ có nhịp đập từ 60 - 80 nhịp/phút. Tuy nhiên, có một số trường hợp tim đập nhanh hơn hoặc chậm hơn một cách tự nhiên. Trong trường hợp nhịp tim khi bạn đang ở trạng thái nghỉ ngơi nhưng mức độ nhịp tim dưới 40 nhịp/phút hoặc trên 120 nhịp/phút thì bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra để hạn chế những dấu hiệu bất thường.

Nồng độ oxy trong máu và nhịp tim của người bình thường là bao nhiêu?

Yếu tố ảnh hưởng khi đo nồng độ oxy trong máu và nhịp tim?

Nồng độ oxy trong máu:

  • Các máy đo sẽ không cho ra được kết quả chính xác 100%, độ sai lệch của thiết bị rơi vào ± 2%.
  • Hemoglobin bất thường.
  • Cử động khi đo.
  • Tình trạng giảm tưới máu mô do choáng, hạ thân nhiệt nặng.
  • Bị nhiễu ánh sáng khi đo.
  • Sắc độ của móng tay, móng chân.

Nhịp tim:

  • Nên đo nhịp tim lúc nghỉ ngơi vì đây là lúc tim hoạt động bình thường và ổn định, không bị ảnh hưởng bởi vận động. 
  • Sự co mạch, thúc đẩy máu tĩnh mạch về tim.
  • Không nên đo khi đang đứng.

Kết quả cho ra từ các thiết bị đo SpO2 và nhịp tim không chính xác 100% do nhiều yếu tố khác ảnh hưởng

Mua máy đo nồng độ oxy trong máu và nhịp tim ở đâu?

Hiện nay trên thị trường rất nhiều thương hiệu và mẫu mã khác nhau, tuỳ vào nhu cầu và chức năng sử dụng, bạn nên tìm mua thiết bị đo nồng độ oxy trong máu và nhịp tim ở những nơi uy tín, chất lượng, được nhiều người tin dùng. Một số thương hiệu nổi tiếng về dòng máy đo nồng độ oxy và nhịp tim như Beurer,  iMediCare, Oromi,...

Tại nhà thuốc Long Châu, máy đo nhịp tim và nồng độ oxy trong máu Fingertip Pulse Oximeter Oromi A3 đang được bán với mức giá ưu đãi cùng chính sách bảo hành chính hãng. Thiết bị giúp kiểm tra oxy có trong máu của người bệnh và nhịp tim trong thời gian thực để phát hiện ra các bệnh như: Huyết áp thấp, thiếu máu, suy tim, suy thận,... 

Hi vọng sau bài viết trên, bạn đã bổ sung cho mình kiến thức cần thiết về tiêu chuẩn nồng độ oxy trong máu và nhịp tim của người bình thường, hỗ trợ việc đọc kết quả trên các máy đo và có biện pháp xử trí thích hợp khi số liệu vượt quá ngưỡng cho phép.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm