Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mỹ phẩm hiện nay là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, giúp chúng ta chăm sóc và làm đẹp cho làn da, mái tóc và cơ thể. Thành phần mỹ phẩm có thể được chiết xuất từ tự nhiên hoặc được tổng hợp nhân tạo, và việc hiểu rõ về chúng sẽ giúp người dùng lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Tuy nhiên, không quá nhiều người quan tâm đến điều này, hãy cùng nhà thuốc Long Châu khám phá thành phần mỹ phẩm và những vấn đề xung quanh qua bài viết này nhé!
Khi bạn cầm trên tay một sản phẩm mỹ phẩm, điều đầu tiên bạn nên làm là đọc kỹ bảng thành phần. Đây không phải là một công việc tốn quá nhiều thời gian, nhưng nó lại cực kỳ quan trọng. Bởi vì thành phần mỹ phẩm chính là "linh hồn" của sản phẩm, quyết định hiệu quả và độ an toàn khi sử dụng.
Dù thuộc các thương hiệu khác nhau, bao bì mỹ phẩm đều cung cấp những thông tin tương tự nhau. Đối với các hãng mỹ phẩm uy tín, những thông tin này đã được kiểm chứng. Các thông tin phổ biến thường xuất hiện trên bao bì bao gồm:
Khi mua mỹ phẩm, người tiêu dùng thường chỉ chú ý đến tên thương hiệu, tên sản phẩm và công dụng, ít ai quan tâm đến thành phần hoặc chỉ liếc qua danh sách mà không hiểu rõ chúng. Đây là một sai lầm phổ biến, vì việc hiểu rõ thành phần và các ký hiệu sẽ giúp bạn xác định liệu sản phẩm có phù hợp với làn da của mình hay chứa các chất có thể gây dị ứng hay không.
Các công ty thường tách biệt các thành phần chính và phụ để bảo mật công thức sản phẩm. Vì vậy, khi xem danh sách thành phần, đừng quá chú trọng vào tên gọi trên bao bì. Thay vào đó, hãy tập trung vào thành phần đầu tiên trong mục "ingredient", vì đây là yếu tố chính quyết định giá trị của sản phẩm.
Do tên gọi của nhiều thành phần trong mỹ phẩm khá dài, các công ty thường chỉ liệt kê các thành phần chính hoặc hoạt chất. Các thành phần khác thường không được liệt kê trên bao bì, bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin chi tiết trên các trang web chính thức của hãng.
Với những sản phẩm có chứa hoạt chất, tên các thành phần có thể không được sắp xếp theo thứ tự nồng độ cụ thể. Để tránh mua nhầm sản phẩm chăm sóc da với nồng độ hoạt chất quá cao hoặc không phù hợp, bạn nên tìm hiểu kỹ về sản phẩm từ các nguồn thông tin uy tín rồi mới đưa ra quyết định mua hay không.
BHA là một hợp chất hữu cơ có trong các sản phẩm tẩy da chết và điều trị mụn trứng cá, mụn ẩn, da không đều màu. Ngoài ra, BHA còn có tác dụng tẩy tế bào chết nhẹ nhàng, an toàn và không gây kích ứng.
Collagen là loại protein quan trọng trong mô liên kết, giúp da căng mịn và đàn hồi. Việc bổ sung collagen giúp phục hồi và duy trì làn da trẻ trung, mịn màng.
Differin là một dẫn xuất của vitamin A, có tác dụng điều trị mụn ẩn và cung cấp độ ẩm cho da. Thành phần này còn được sử dụng trong các sản phẩm dưỡng da và dưỡng tóc.
Hyaluronic acid thường là thành phần mỹ phẩm có trong kem dưỡng và serum, giúp dưỡng ẩm, ngăn ngừa mất nước, và giữ cho da luôn tươi trẻ, đầy sức sống.
Idebenone giúp bảo vệ da khỏi tác hại của môi trường bằng cách chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa quá trình lão hóa. Thành phần này phổ biến trong các sản phẩm ngăn ngừa lão hóa da.
Niacinamide, một dạng của vitamin B3, có tác dụng làm dịu da kích ứng, giảm mẩn đỏ và tăng độ đàn hồi cho da. Đây là thành phần được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc da.
Retinol là dẫn xuất của vitamin A, giúp kích thích sản sinh hyaluronic acid và collagen, điều trị mụn và giảm sắc tố da, là một thành phần được nhiều người ưa chuộng.
Salicylic acid giúp loại bỏ dầu thừa và tế bào chết, giữ da mềm mịn, khô thoáng và ngăn ngừa tình trạng mụn ẩn bằng cách hạn chế tắc nghẽn lỗ chân lông.
Titanium dioxide là khoáng chất bảo vệ da khỏi tia UV từ ánh nắng mặt trời, thường có trong các sản phẩm chống nắng và chăm sóc da.
Vitamin C có khả năng ngăn chặn quá trình oxy hóa, kích thích sản xuất collagen và giảm sự hình thành các sắc tố có hại, giúp điều trị và ngăn ngừa tàn nhang, đốm nâu.
Zinc oxide thường được sử dụng trong kem chống nắng, phù hợp với mọi loại da, đặc biệt là da nhạy cảm, với khả năng bảo vệ và kháng khuẩn cao.
Antioxidant là các chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa và tổn thương da. Chúng thường có trong các loại thực phẩm như: Việt quất, nho, cá, rau xanh... Nhờ antioxidants, da luôn được duy trì ở trạng thái cân bằng và khỏe mạnh.
Aqua là thành phần cơ bản trong hầu hết các sản phẩm chăm sóc da, đóng vai trò dung môi hòa tan các thành phần khác và đảm bảo độ mịn màng cho sản phẩm. Aqua được kiểm duyệt và sử dụng an toàn trong mỹ phẩm.
Hương liệu trong mỹ phẩm có thể xuất phát từ hai nguồn chính:
Mặc dù hương liệu giúp mỹ phẩm có mùi hương dễ chịu, nhưng việc sử dụng lâu dài có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, gây kích ứng da, mẫn cảm và thậm chí đẩy nhanh quá trình lão hóa da.
Sulfate là chất tẩy rửa thường thấy trong các sản phẩm như: Dầu gội, sữa tắm, nước rửa chén,... Do tính chất tẩy rửa mạnh, sulfate có thể làm mất đi lớp dầu bảo vệ tự nhiên của da, dẫn đến tình trạng khô và kích ứng. Vì vậy, khi chọn mỹ phẩm, hãy chú ý các thành phần có chứa từ "sulfate" cùng hóa chất độc hại trong mỹ phẩm để bảo vệ sức khỏe.
Silicones có thể gây bít tắc lỗ chân lông, ngăn cản da hấp thụ dưỡng chất từ mỹ phẩm, dẫn đến tình trạng mụn ẩn, mụn viêm và khô da nếu sử dụng trong thời gian dài. Các chất silicone thường có hậu tố "-con", "-siloxan", "-conol".
Dầu khoáng, còn gọi là dầu parafin, thường được dùng trong các sản phẩm baby oil hoặc dưỡng ẩm. Dầu khoáng tạo lớp màng mỏng không thấm nước trên da, gây bít tắc lỗ chân lông và làm tăng nguy cơ hình thành mụn. Vì vậy, không nên lạm dụng thành phần này.
Dầu không bão hòa chứa nhiều liên kết đôi trong chuỗi axit béo, dễ bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí ở nhiệt độ cao. Nếu sản phẩm chứa hơn 10% PUFAs, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng.
Parabens thường được dùng làm chất bảo quản trong mỹ phẩm. Tuy nhiên, vì chúng có khả năng tăng nồng độ hormone estrogen, làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ và vô sinh ở nam giới, nên các sản phẩm chứa parabens ngày càng ít được ưa chuộng.
Các sản phẩm chứa formaldehyde thường có các thành phần như: Formaldehyde, quaternium-15, hydantoin DMDM, imidazolidinyl urea, diazolidinyl urea, polyoxymethylene urea. Những chất này nếu sử dụng nhiều có thể gây dị ứng, rối loạn nội tiết và tăng nguy cơ ung thư.
Theo quy định, các thành phần trong mỹ phẩm được liệt kê theo thứ tự từ cao đến thấp dựa trên nồng độ. Thành phần có hàm lượng cao nhất sẽ được xếp trước, trong khi những chất có hàm lượng thấp hơn sẽ nằm ở các vị trí sau. Đối với các thành phần có nồng độ dưới 1%, chúng có thể được sắp xếp tự do, tùy thuộc vào thiết kế của sản phẩm. Trong đó:
Thành phần mỹ phẩm đóng vai trò quyết định đối với hiệu quả của sản phẩm chăm sóc da. Việc hiểu rõ những thành phần này sẽ giúp bạn chọn lựa được sản phẩm phù hợp, đảm bảo an toàn và mang lại kết quả tốt nhất khi sử dụng. Dù bạn có làn da dầu, da khô hay da nhạy cảm, việc đọc và hiểu nhãn thành phần mỹ phẩm là một kỹ năng không thể thiếu.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.