Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách nhận biết bệnh sởi trẻ em qua những dấu hiệu đơn giản

Ngày 11/05/2018
Kích thước chữ

Phụ huynh niên biết cách nhận biết sởi ở trẻ em ngày từ sớm để việc điều trị được dễ dàng và bé chóng khỏe hơn.

Phụ huynh niên biết cách nhận biết sởi ở trẻ em ngày từ sớm để việc điều trị được dễ dàng và bé chóng khỏe hơn.

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra và rất phổ biến ở trẻ em. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch vào đầu mùa xuân, khi nhiệt độ hạ thấp và độ ẩm không khí được tăng cường. Dù được đánh giá là không nguy hiểm nhưng bệnh sởi rất dễ để lại biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, phụ huynh cần có những hiểu biết cơ bản về cách nhận biết sởi ở trẻ em.

Cách nhận biết bệnh sởi trẻ em qua những dấu hiệu đơn giản
Nên có cách nhận biết bệnh sởi trẻ em càng sớm càng tốt 

Những dấu hiệu ban đầu của bệnh sởi

Biểu hiện của bệnh sởi ở trẻ em đầu tiên khi vừa nhiễm virus sởi đó chính là tình trạng sốt 38 - 39 độ C và diễn ra liên tục. Sau đó, trẻ sẽ có những triệu chứng khác như hắt hơi, viêm kết mạc, phù nhẹ mi, chảy nước mũi, nước mắt,  dử mắt, ho (có thể là ho khan, khàn tiếng hoặc ho có đờm). Các triệu chứng này nằm trong giai đoạn ủ bệnh, có thể kéo dài từ 10 – 12 ngày.

Trong giai đoạn tiếp theo, trẻ sẽ có những chấm nhỏ khoảng 1 mi-li-mét nổi lên trên niêm mạc má, rất dễ quan sát khi trẻ há miệng to. Chấm này gọi là hạt Koplik, đa số là những hạt nhỏ bằng hạt cát màu trắng, xung quanh có viền đỏ, xuất hiện ở phần hầu họng, má trong.

Cách nhận biết bệnh sởi trẻ em qua những dấu hiệu đơn giản 2
Sốt là dấu hiệu đầu tiên của bệnh sởi

Sau khi sốt từ 3 đến 4 ngày, trẻ sẽ bị phát ban sởi. Các nốt chấm đỏ đầu tiên sẽ mọc từ sau tai, từ từ lan dần hai bên má, cổ, ngực, chi trên, sau lưng, chi dưới, rồi chi chít khắp toàn thân. Ban sởi thường có màu hồng nhạt, nhẵn, khi ấn vào thì biến mất, nốt sởi có xu hướng kết dính lại với nhau, phát ban xen giữa những khoảng da lành. Tùy vào tình trạng bệnh của trẻ mà ban sẽ mọc nhiều hay ít, thể nhẹ thì ban nằm rải rác, thể nặng thì ban chi chít gần như che kín da, gan bàn tay, bàn chân, sau khi hết sẽ để lại vết thâm trên da.

Song song với các triệu chứng trên, khi bị bệnh trẻ thường ăn kém, mệt mỏi, hay quấy khóc. Thường thì sau 3 bốn 4 ngày khi ban mọc, các nốt sẽ bắt đầu bay dần, nhạt màu, những nơi nào mọc trước thì sẽ bay trước và để lại các vết thâm trên da, khoảng 1 tuần sau thì không còn lại dấu vết gì.

Cần phân biệt bệnh sởi với ban dị ứng

Cách nhận biết bệnh sởi trẻ em qua những dấu hiệu đơn giản
Cần phân biệt bệnh sởi với bệnh ban dị ứng để có cách chữa trị phù hợp

Theo các bác sĩ, nguyên nhân chủ yếu gây sốt phát ban hầu hết do nhiễm virus thông thường (chiếm 70 – 80%), trong đó nhóm virus đường hô hấp luôn chiếm số đông và hầu hết là những chủng virus lành tính. Còn sởi được gây nên bởi virus thuộc giống Morbillivirus, họ Paramyxoviridae.

Triệu chứng phát ban dị ứng là những ban đỏ nhưng mịn và sáng, ít gồ lên mặt da, ban nổi đồng loạt một lượt khắp cơ thể và sau khi bay thường không để lại sẹo hoặc vết thâm. Còn ở bệnh sởi thì ban xuất hiện ở sau tai trước, sau đó ra toàn thân. Đặc điểm ban sởi là ban gồ lên mặt da, khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da.

Sốt phát ban dị ứng và bệnh sởi đều có những biểu hiện như sốt nhẹ hoặc sốt cao 38 – 39 độ C, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, lừ đừ vì sốt cao, trẻ thường xuyên bị đau đầu hay nhức mỏi các cơ bắp, biếng ăn, một số trẻ có thể bị nôn ói hoặc tiêu chảy.

Rất nhiều trường hợp nhầm lẫn giữa hai loại bệnh này khiến việc điều trị không có kết quả, thậm chí khiến sức khỏe của bé sụt giảm thêm. Vì thế, trước khi quyết định làm gì để ổn định tình trạng của trẻ, phụ huynh cần quan sát kỹ lưỡng triệu chứng và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Bảo Hân

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin
Chủ đề:sởibệnh sởi