Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sởi có thể xuất hiện ở mọi đối tượng ở nhiều độ tuổi khác nhau, đặc biệt là đối với trẻ em. Dựa vào biểu hiện của bệnh sởi ở trẻ, phụ huynh có thể tìm được cách điều trị phù hợp đối với con em mình.
Sởi là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Bệnh có thể dễ dàng lây lan qua đường hô hấp và có thể trở thành đại dịch nếu không được kiểm soát đúng cách. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Trẻ em là đối tượng dễ bị mắc căn bệnh này nhất vì sức đề kháng còn yếu, chưa được hoàn thiện. Phụ thuộc vào biểu hiện bệnh sởi ở trẻ em, quá trình theo dõi và điều trị cũng sẽ được điều chỉnh phù hợp với từng đối tượng.
Giai đoạn ủ bệnh:
Giai đoạn ngày thường kéo giài trong khoảng thời gian từ 10 đến 12 ngày. Trẻ có thể xuất hiện hiện tượng sốt nhẹ, giống với các căn bệnh cảm cúm thông thường khác.
Giai đoạn khởi phát:
Sau 3 – 5 ngày mắc bệnh, trẻ tiếp tục bị sốt nhẹ, có trường hợp sốt cao lên đến 39, 40 độ kèm theo các triệu chứng đau đầu, người mệt mỏi, quấy khóc, đau khớp, đau cơ, co giật. Ngoài ra, còn có các biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt,...
Giai đoạn phát ban:
Vào thời điểm cơ thể trẻ bắt đầu sốt cao, các nốt ban bắt đầu xuất hiện ở mặt, tai, rồi lan dần sang hai bên má, cổ, ngực. Chỉ trong thời gian ngắn sau đó, nốt ban sẽ lan xuống lưng, tay, bụng và cuối cùng là cả 2 chân.
Nốt ban sởi thường có màu hồng nhạt. Nếu bị nhẹ thì các nốt ban xuất hiện ít và thưa, nhưng nếu nặng thì nốt ban nổi dày đặc cả người. Một số trường hợp có ban xuất huyết kèm theo hiện tượng chảy máu mũi, miệng, xuất huyết đường tiêu hóa.
Giai đoạn phục hồi:
Đối với bệnh sởi thông thường, các nốt ban sẽ dần biến mất theo thứ tự xuất hiện trên cơ thể của trẻ, nhưng sẽ để lại những vết thâm đen trên da. Tuy nhiên đối với sởi ác tính, trẻ cần được theo dõi sát sao vì có thể sẽ gây tử vong.
Khi phát hiện các biểu hiện của bệnh sởi ở trẻ em, các phụ huynh cần nhanh chóng cách ly con em mình để tránh bệnh có thể lây lan sang các trẻ khác. Trong quá trình chăm sóc, cha mẹ nên sử dụng khẩu trang và rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với người bệnh.
Đối với các trẻ sốt cao trên 38,5 độ, cần được uống thuốc hạ sốt theo chỉ định từ bác sĩ. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho trẻ, cũng như môi trường xung quanh luôn được thoáng mát và sạch sẽ. Tránh áp dụng quan niệm kiêng gió, kiêng nước khi bị sởi vì có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.
Chế độ ăn uống cũng là điều nên được chú ý tới trong các cách chăm sóc trẻ bị sởi. Các mẹ cố gắng chế biến các món ăn mềm, dễ tiêu, đươc nấu chín kỹ. Có thể cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong một ngày. Ngoài ra nên liên tục bổ sung nước, nước ép hoa quả chứa vitamin A và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Không sử dụng các loại thực phẩm gây khó tiêu.
Đối với trường hợp trẻ sốt cao, và các nốt ban sởi không có dấu hiệu biến mất mà còn đi kèm các triệu chứng nghiêm trọng hơn (nôn mửa, tím tái, hôn mê,…) hãy ngay lập tức đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được cấp cứu kịp thời.
Uyên
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.