Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách nhận biết cảm cúm và cảm lạnh mà bạn phải biết

Ngày 27/02/2020
Kích thước chữ

Cảm lạnh và cảm cúm đều là do virus gây ra và lây truyền qua đường hô hấp. Tuy nhiên, khác với cảm lạnh, bệnh cảm cúm nguy hiểm hơn rất nhiều.

Chính vì vậy, nếu biết cách nhận biết cảm cúm và cảm lạnh thì bạn sẽ có cách điều trị đúng để tránh những biến chứng không đáng có xảy ra nhé.

Cảm lạnh

Triệu chứng cảm thông thường hay còn gọi là cảm lạnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm, nhưng phổ biến hơn vào những mùa đông, do hầu hết virus gây cảm lạnh đều phát triển mạnh ở độ ẩm thấp.

Có hơn một trăm loại virus gây bệnh cảm lạnh, nhưng Rhino virus là loại thường gặp nhất và rất dễ lây. Rhinovirus chủ yếu gây bệnh ở mũi. Đó là lý do vì sao khi bị cảm lạnh chắc chắn sẽ hắt hơi liên tục, dễ nghẹt mũi hoặc sổ mũi hơn khi bị cảm cúm.

Cách nhận biết cảm cúm và cảm lạnh mà bạn phải biết 1Triệu chứng cảm lạnh chắc chắn sẽ hắt hơi liên tục, dễ nghẹt mũi hoặc sổ mũi 

Hiện nay, không có thuốc điều trị và vắc-xin dự phòng cảm lạnh. Người bệnh có thể dùng một số loại thuốc không cần kê đơn như thuốc kháng Histamin, Paracetamol để điều trị triệu chứng tại chỗ và nâng cao thể trạng. Bạn hãy chủ động vệ sinh mũi họng sạch sẽ để tránh các triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi trở nặng.

Cảm lạnh thông thường thì có thể khỏi sau 7 - 10 ngày. Trong trường hợp bệnh nếu không thuyên giảm và có xu hướng trở nặng hơn sau 1 tuần, người bệnh cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chính xác.

Cảm cúm

Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây truyền qua đường hô hấp và được gây ra bởi virus cúm. Thường do 2 chủng virus cúm A, B chủ yếu gây ra.

Hội chứng đau chính là một dấu hiệu nổi bật của cúm, giúp bạn phân biệt với cảm lạnh thông thường.

Dấu hiệu giúp bạn phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Triệu chứng, biểu hiện của bệnh cảm lạnh và cảm cúm khá giống nhau. Nếu chỉ quan sát triệu chứng, rất dễ nhầm và khó để phân biệt được cảm cúm và cảm lạnh.

Các triệu chứng khi bị cảm cúm thường kéo dài và kèm với sốt, run rẩy và đau cơ.

Cách nhận biết cảm cúm và cảm lạnh mà bạn phải biết 2Các triệu chứng khi bị cảm cúm thường kéo dài và kèm với sốt, run rẩy và đau cơ.

Triệu chứng cảm lạnh thì ngắn hơn và chỉ đi kèm với biểu hiện chảy nước mũi và sốt nhẹ.

Cụ thể như sau:

Sốt:

  • Cảm lạnh: Đôi khi và thường nhẹ;
  • Cúm: Thông thường, sốt cao hơn 37,8-38,9 độ C, đặc biệt ở trẻ nhỏ, kéo dài trong 3-4 ngày

Đau đầu              

  • Cảm lạnh: thỉnh thoảng
  • Cúm: Hay gặp

Đau nhức người               

  • Cảm lạnh: Nhẹ 
  • Cúm: hay gặp, trẻ em bị cúm thường bị đau đầu, đau cơ bắp, đau nhức khắp mình. Còn với trẻ nhỏ chưa biết nói là quấy khóc, kích thích nhiều.

Mệt mỏi, yếu:

  • Cảm lạnh: Đôi khi            
  • Cúm: Thông thường, có thể kéo dài 2-3 tuần

Kiệt sức;              

  • Cảm lạnh Không              
  • Cúm Thông thường, ngay từ khi bắt đầu bệnh

Nghẹt mũi:         

  • Cảm lạnh Phổ biến          
  • Cúm: đôi khi

Hắt hơi

  • Cảm lạnh: Thông thường             
  • Cúm: Đôi khi người bệnh sẽ bị

Đau họng:          

  • Cảm lạnh: Phổ biến        
  • Cúm: Đôi khi

Ho, khó chịu ở ngực:      

  • Cảm lạnh: biểu hiện Nhẹ đến trung bình
  • Cúm: Phổ biến, có thể trở nặng hơn

Biến chứng:

  • Cảm lạnh: Nghẹt mũi, viêm tai giữa         
  • Cúm: Viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi, thậm chí nguy hiểm tính mạng

Trong hầu hết các trường hợp, những người bệnh cảm cúm sẽ khỏi trong 5-7 ngày. Khi chữa bệnh chú trọng cần nghỉ ngơi nhiều và uống nhiều nước.

Bệnh cúm có tốc độ lây lan khá nhanh và dễ dàng qua đường hô hấp, do người lành hít phải không khí có chứa virus cúm của người bệnh. Có nhiều chủng virus cúm gây bệnh từ nhẹ, hoặc thành đại dịch, một số chủng khác có độc tính cao gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Cảm cúm gặp ở mọi đối tượng nhưng người già, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai dễ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng hơn nếu mắc bệnh như viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi và những bất thường cho mẹ và thai nhi.

Chính vì vậy người bệnh cần phân biệt cảm lạnh và cảm cúm để có biện pháp điều trị tích cực ngay từ đầu tránh các biến chứng nguy hiểm trên.

Khi nào thì bạn phải đi khám bác sĩ?

Sốt liên tục: có thể là dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm khác.

Đau khi nuốt: khi bị cảm lạnh hoặc cúm cũng gây đau họng khiến bạn không thoải mái khi nuốt. Tuy nhiên, nếu bạn thấy đau nặng hơn nghĩa là họng bạn bị viêm nhiễm.

Ho liên tục: Khi cơn ho không thuyên giảm dù khỏi bệnh 2 hoặc 3 tuần thì bạn có thể bị viêm tiểu phế quản và bạn cần uống thuốc kháng sinh. Viêm xoang cũng khiến bạn ho dai dẳng.

Cách nhận biết cảm cúm và cảm lạnh mà bạn phải biết 3Nếu bạn thấy đau khi nuốt, và ho liên tục dù đã qua 2-3 tuần thì nên đi khám bác sĩ

Đau đầu và tắc mũi không khỏi: Nếu bạn bị đau quanh hốc mắt và mặt, chảy nước mũi liên tục sau một tuần thì có thể biến chứng viêm xoang bạn mắc và cần thuốc kháng sinh. Mặc dù, phần lớn các trường hợp người biến chứng viêm xoang không cần dùng thuốc kháng sinh.

Phòng ngừa cảm lạnh và cảm cúm hiệu quả

Để phòng bệnh chung cho cả 2 loại cảm lạnh và cúm mùa thì trước tiên cần phải nâng cao sức đề kháng bản thân

Qua dinh dưỡng: nên ăn uống đủ chất, tăng cường các loại rau xanh và hoa quả chứa nhiều vitamin C, cân đối các nhóm dưỡng chất (tinh bột, chất béo, chất đạm).

Uống nhiều nước

Dùng khăn giấy sạch che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.

Giữ thói quen diệt khuẩn tay, vệ sinh mũi, họng sạch sẽ.

Hạn chế tiếp xúc với người đang có dấu hiệu bệnh cũng như hạn chế tiếp xúc với người khác khi bạn đang nhiễm bệnh.

Hiện nay, đã có một số vắc xin ngừa cho một số chủng virus cúm. Các đối tượng nhóm nguy cơ cao, hoặc sống trong vùng có dịch cần được thăm khám của bác sĩ để được tiêm vắc xin dự phòng cúm hiệu quả.

Thanh Hoa

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin