Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Quỳnh Loan
Mặc định
Lớn hơn
Cảm cúm khi mang thai không chỉ gây mệt mỏi cho mẹ bầu mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nhiều mẹ lo lắng không biết mẹ bầu bị cúm nên làm gì và có thể áp dụng biện pháp nào an toàn tại nhà. Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ bầu giải đáp vấn đề này.
Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu thường yếu hơn bình thường khiến cơ thể dễ bị virus tấn công, đặc biệt là virus cúm. Nếu không được xử lý đúng cách, cảm cúm có thể gây ra nhiều biến chứng cho mẹ và thai nhi. Do đó, việc nhận biết các biện pháp phù hợp và an toàn tại nhà là điều cần thiết giúp mẹ bầu giảm triệu chứng hiệu quả mà không làm ảnh hưởng đến thai kỳ.
Mẹ bầu bị cúm nên làm gì là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm bởi hệ miễn dịch suy giảm trong thai kỳ khiến mẹ bầu dễ mắc các bệnh đường hô hấp, đặc biệt là cúm. Khi có dấu hiệu cảm cúm như sốt, ho, đau đầu, nghẹt mũi hoặc mệt mỏi, mẹ bầu không nên chủ quan mà cần xử lý đúng cách để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Trước hết, mẹ bầu nên liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa sản hoặc bác sĩ nội khoa để được chẩn đoán chính xác và tư vấn hướng điều trị phù hợp. Không nên tự ý mua thuốc cảm cúm tại nhà vì nhiều loại thuốc thông thường có thể gây tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Mẹ bầu cần nghỉ ngơi nhiều hơn, uống đủ nước và theo dõi sát triệu chứng. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về một số biện pháp giúp cải thiện triệu chứng cảm cúm tại nhà an toàn.
Nếu triệu chứng không giảm, có xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo như sốt cao kéo dài trên 38,5 độ C, ho nặng, khó thở hoặc cảm giác mệt mỏi nghiêm trọng thì cần tái khám ngay lập tức để kịp thời xử lý.
Cúm khi mang thai không chỉ gây mệt mỏi cho mẹ mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Dưới đây là những biện pháp cải thiện bệnh, giúp mẹ bầu an tâm khi áp dụng:
Trong 12 tuần đầu thai kỳ, mẹ bầu nên hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc vì đây là giai đoạn hình thành các cơ quan quan trọng của thai nhi. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định từng loại thuốc riêng biệt để điều trị triệu chứng cụ thể thay vì sử dụng thuốc kết hợp. Một số thuốc thường được cân nhắc để chữa cảm cúm cho bà bầu gồm:
Mẹ bầu tuyệt đối không nên dùng các nhóm thuốc như aspirin, ibuprofen, codeine hoặc thuốc kháng sinh như bactrim khi chưa được bác sĩ chỉ định vì có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.
Ngoài điều trị bằng thuốc, mẹ bầu nên kết hợp các biện pháp hỗ trợ tại nhà để giảm nhẹ triệu chứng cúm như:
Phụ nữ mang thai là nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi các bệnh đường hô hấp như cảm cúm do hệ miễn dịch suy giảm. Khi mắc bệnh cúm, mẹ có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Do đó, việc phòng ngừa chủ động vẫn là giải pháp quan trọng nhất.
Tiêm phòng cúm là biện pháp phòng bệnh hiệu quả được Tổ chức Y tế Thế giới và nhiều quốc gia khuyến nghị thực hiện trong thai kỳ. Mẹ bầu nên tiêm vắc xin cúm từ đầu mùa dịch hoặc theo đúng chỉ định của bác sĩ để tạo kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi virus cúm.
Việc tiêm phòng không chỉ bảo vệ mẹ khỏi biến chứng hô hấp mà còn giúp thai nhi nhận được kháng thể thông qua nhau thai. Nhờ đó trẻ được bảo vệ trong những tháng đầu sau sinh khi chưa đến tuổi tiêm vắc xin. Ngoài ra các thành viên trong gia đình cũng nên tiêm phòng cúm để giảm nguy cơ lây truyền cho mẹ bầu.
Hiện tại, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu đang có đầy đủ các loại vắc xin cúm cho bà bầu như vắc xin Influvac Tetra (Hà Lan) và Vaxigrip Tetra (Pháp). Đây là hai loại vắc xin cúm tứ giá, áp dụng được cho trẻ từ 6 tháng trở lên và cho người lớn, đặc biệt trên những người có nguy cơ biến chứng cao.
Bên cạnh tiêm phòng cúm mẹ bầu cần kết hợp các biện pháp sau để tăng hiệu quả phòng bệnh:
Nên rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trước khi ăn sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi tiếp xúc nơi công cộng.
Hạn chế chạm vào mắt, mũi, miệng vì đây là những vị trí virus dễ xâm nhập.
Nếu trong nhà có người bị cúm nên cho người bệnh đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn.
Nên dùng khăn giấy hoặc khuỷu tay để che và vứt khăn giấy vào thùng rác sau khi sử dụng.
Lau chùi tay nắm cửa, bàn ghế, thiết bị điện tử bằng dung dịch sát khuẩn.
Mẹ bầu không nên dùng chung ly, chén, khăn, bàn chải đánh răng với người khác.
Tăng cường sức đề kháng
Ăn đủ chất, uống nhiều nước bổ sung rau xanh, trái cây tươi và thực phẩm chứa vitamin C, omega-3.
Tham gia các hoạt động phù hợp như đi bộ, yoga bầu để tăng cường miễn dịch nhưng cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập.
Qua bài viết này, hy vọng là bạn đã giải đáp được câu hỏi mẹ bầu bị cúm nên làm gì. Cảm cúm trong thai kỳ nếu được xử lý sớm và đúng cách sẽ không gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Việc lựa chọn các biện pháp chăm sóc tại nhà đơn giản, an toàn và hiệu quả sẽ giúp chữa cảm cúm cho bà bầu an toàn, nhanh chóng. Ngoài ra, chị em nên chủ động phòng ngừa cúm bằng cách tiêm phòng đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý và giữ vệ sinh cá nhân để bảo vệ sức khỏe trong suốt thời gian mang thai.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.