Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thanh Hương
Mặc định
Lớn hơn
Cảm lạnh là một trong những bệnh phổ biến trong mùa đông, gây ra những cơn ho, sổ mũi, đau họng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Vậy bị cảm lạnh bao lâu thì khỏi? Làm thế nào để nhanh khỏi khi bị cảm lạnh?
Cảm lạnh là một bệnh nhiễm trùng nhẹ ở đường hô hấp trên có thể tự khỏi. Tuy nhiên, thời gian khỏi bệnh của mỗi người lại khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vậy chính xác thì bị cảm lạnh bao lâu thì khỏi và có thể làm gì để rút ngắn thời gian hồi phục? Bài viết dưới đây của Long Châu sẽ giúp bạn làm rõ.
Cảm lạnh được xem là một bệnh lý tự giới hạn, nghĩa là cơ thể có thể tự hồi phục mà không cần can thiệp điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, thời gian phục hồi sau cảm lạnh phụ thuộc vào những yếu tố sau:
Dưới đây là mốc thời gian phục hồi phổ biến của cảm lạnh theo từng nhóm đối tượng cụ thể:
Người trưởng thành khỏe mạnh với nền tảng sức khỏe tốt là đối tượng phục hồi nhanh nhất khi bị cảm lạnh.
Trẻ em bị cảm lạnh bao lâu thì khỏi? Thời gian trung bình để trẻ phục hồi sẽ khoảng 10 ngày. Cụ thể là:
Người cao tuổi có sức đề kháng yếu, khả năng phục hồi cũng khá chậm, nhất là với người có bệnh lý nền:
Thời gian phục hồi có thể kéo dài hơn đối với một số người, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu hoặc có các bệnh lý nền.
Ngoài câu hỏi bị cảm lạnh bao lâu thì khỏi, bị cảm lạnh nên làm gì để nhanh khỏi cũng là thắc mắc của hầu hết người bệnh. Dưới đây là những mẹo điều trị cảm lạnh đơn giản nhưng có thể giúp rút ngắn thời gian phục hồi của cơ thể:
Giấc ngủ và hệ thống nhịp sinh học phối hợp điều chỉnh các chức năng miễn dịch. Trong giấc ngủ ban đêm, các thông số miễn dịch quan trọng như tế bào T ngây thơ và cytokine tiền viêm đạt đỉnh. Giấc ngủ tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển của tế bào T đến các hạch bạch huyết và tăng cường sản xuất các cytokine hỗ trợ tương tác giữa tế bào trình diện kháng nguyên. Vì vậy, khi bị cảm lạnh bạn nên ưu tiên thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc.
Uống nước ấm không chỉ giúp giữ ẩm cho cơ thể mà còn làm loãng chất nhầy trong mũi và cổ họng, giảm nghẹt mũi và đau họng. Bạn có thể thêm vài lát gừng tươi hoặc pha mật ong và chanh vào nước ấm để tăng hiệu quả kháng viêm và làm dịu cổ họng. Khi bị cảm lạnh, cần tránh nước lạnh và các loại đồ uống có chứa caffeine hoặc cồn vì chúng có thể làm cơ thể mất nước.
Bị cảm lạnh bao lâu thì khỏi cũng phụ thuộc vào việc bạn vệ sinh mũi, họng. Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi hoặc súc miệng bằng nước muối ấm giúp giảm viêm nhiễm và loại bỏ vi khuẩn trong đường hô hấp. Nước muối giúp làm sạch niêm mạc mũi, giảm sưng đau họng ở bệnh nhân cảm lạnh.
Trong chế độ ăn uống hàng ngày, người bị cảm lạnh nên tăng cường sử dụng thực phẩm giàu vitamin C và thực phẩm giàu kẽm. Vitamin C là một trong những dưỡng chất quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm triệu chứng cảm lạnh. Các loại trái cây như cam, quýt, bưởi, chanh, xoài, và ổi rất giàu vitamin C, giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh và thúc đẩy quá trình hồi phục. Kẽm là khoáng chất thiết yếu giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Các thực phẩm như hạt điều, hạnh nhân, hàu, và cá hồi đều giàu kẽm.
Bị cảm lạnh uống thuốc gì nhanh khỏe? Khi cần thiết, bạn có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn để giảm nhẹ các triệu chứng như: Paracetamol (Panadol, Efferalgan) giúp hạ sốt, giảm đau. Thuốc xịt mũi chứa oxymetazoline giúp chống nghẹt mũi. Pseudoephedrine (viên uống) giúp giảm phù nề niêm mạc mũi. Dextromethorphan để ức chế cơn ho khan. Acetylcysteine (ACC) hoặc Bromhexin giúp làm loãng đờm, dễ tống xuất đờm. Lưu ý, người bị cảm lạnh không dùng kháng sinh. Cảm lạnh là bệnh do virus gây ra, kháng sinh không có tác dụng.
Bị cảm lạnh bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là cách chăm sóc sức khỏe người bệnh. Với những cách điều trị cảm lạnh trên đây, thời gian bị bệnh sẽ được rút ngắn lại và người bệnh sớm bình phục hoàn toàn. Nếu các triệu chứng cảm lạnh kéo dài quá lâu hoặc trở nên nghiêm trọng, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám kỹ càng.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.