Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách nhận biết nhanh chóng bị uốn ván khi nào

Ngày 01/03/2019
Kích thước chữ

Bị uốn ván khi nào, bạn không thể ngờ rằng dù chỉ bị một vết thương duy nhất cũng có thể khiến bạn mắc căn bệnh uốn ván đâu nhé.

 

Bị uốn ván khi nào, bạn không thể ngờ rằng dù chỉ bị một vết thương duy nhất cũng có thể khiến bạn mắc căn bệnh uốn ván đâu nhé.

Không nên coi thường bệnh uốn ván

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mắc uốn ván nhưng có những nguyên nhân hết sức đơn giản bình thường như bị dằm đâm vào tay hay một vết xước nhỏ trong lúc lao động, chơi thể thao…

Cách nhận biết nhanh chóng bị uốn ván khi nào 1Nha bào uốn ván ẩn trong đất, cát, phân động vật,...

Bị uốn ván khi nào? Dấu hiệu điển hình của bệnh uốn ván là tăng trương lực cơ và co cứng toàn thân.Cơ lưỡi bị tê khiến bệnh nhân khó ăn và khó nuốt, cứng hay đau các cơ cổ, vai và lưng, cứng bụng và cứng các cơ ở gốc chi khiến lưng cong và ưỡn ngược ra trước.

  • Ở mức độ nhẹ bệnh nhân chỉ cứng cơ và có một vài cơn co cứng hoặc không có cơn co cứng nào.  
  • Bị uốn ván khi nào? Ở mức độ nặng các cơn co giật diễn ra toàn thân, sốt cao, ra nhiều mồ hôi, huyết áp tăng tim đập loạn, người tím tái thậm chí dẫn tới ngưng thở và tử vong.
  • Trường hợp trẻ mắc bệnh uốn ván thường vẫn bú và khóc bình thường trong 2 ngày đầy sau khi sinh, từ ngày thứ 3 trở đi trẻ bỏ bú các cơ cứng, các cơn co giật xuất hiện dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Kế tiếp các cơ khác cũng bị tăng trương lực gây ra cứng bụng và cứng các cơ ở gốc chi, do co cứng liên tục các cơ mặt, tạo ra một vẻ mặt nhăn nhó hay kiểu cười nhăn, co cứng cơ lưng tạo ra một tư thế lưng cong ưỡn lưng.

Bị uốn ván khi nào? Trường hợp nặng, bệnh nhân bị uốn ván cục bộ sẽ bị nhiều cơn kịch phát, có thể bị sốt (phần lớn không sốt). Các phản xạ khác có thể bao gồm nuốt khó hoặc chướng bụng làm cho bệnh nhân ăn uống khó khăn.

Những hậu quả nghiêm trọng nếu không chữa uốn ván kịp thời

Uốn ván sơ sinh sẽ thường khởi phát trong 2 tuần đầu sau khi sinh với các dấu hiệu trẻ bỏ bú, cứng cơ và các cơn co cứng, hay quấy khóc. Những triệu chứng trên không được chữa trị sẽ dễ dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Cách nhận biết nhanh chóng bị uốn ván khi nào 2Khi bị thương, bạn nên cẩn thận vì nha bào uốn ván có thể qua đó xâm nhập vào cơ thể bạn

Ngoài ra uốn ván còn gây ra một số biến chứng về tim mạch có thể gặp là hạ huyết áp và chậm nhịp tim, đôi khi xuất hiện ngừng tim đột ngột. Những biến chứng khác là viêm phổi, gãy xương, vỡ cơ, loét do nằm và ly giải cơ vân.

Do đó cách tốt nhất để phòng ngừa uốn ván là tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm theo chu trình cụ thể.

Bị uốn ván khi nào? Phụ nữ có thai bắt buộc phải tiêm phòng uốn ván để phòng uốn ván cho mẹ và uốn ván sơ sinh cho con).

Khi bị thương, xây xước bởi đinh, sắt, cát, bụi bẩn… cần xử lý sạch vết thương ngay sau đó đến bệnh viện để khám và điều trị đề phòng uốn ván. Đồng thời phải giữ vệ sinh sạch sẽ tránh để vết thương tránh nhiễm trùng và cũng để đề phòng hoại tử.

Kể cả những người đã từng mắc uốn ván cũng không có miễn dịch tự nhiên nên vẫn cần phải tiêm chủng.

Xử lý vết thương để phòng tránh bệnh uốn ván

Bị uốn ván khi nào? Uốn ván là gì? Khi bị vết thương, xây xước hoặc động vật cắn, cần xử lý ngay vết thương bằng cách giải phóng hết dị vật trong vết thương như bùn, cát, đất, mảnh sành, gai, đinh,...), cùng với đó nên rửa vết thương bằng xà phòng nhiều lần hoặc có thể sát khuẩn bằng dung dịch như cồn 70 độ, hoặc dung dịch bêtadin, ôxy già ... Sau đó đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được tiêm kháng huyết thanh chống vi khuẩn uốn ván, tiêm vắc-xin uốn ván và điều trị theo phác đồ.

Triệu chứng lâm sàng đầu tiên để biết bị uốn ván khi nào thường là cứng hàm, khó há miệng mà không do chấn thương, không có sưng nề nóng đỏ hay sốt cao mà chỉ đơn thuần bệnh nhân cảm thấy khó há miệng, khó nuốt, nói khó. Khi khám thấy cơ nhai tăng trương lực. Giai đoạn đầu bệnh nhân chưa xuất hiện cơn co giật hay tăng trương lực cơ toàn thân. Vì vậy bệnh nhân dễ bị đưa nhầm vào các khoa chấn thương chỉnh hình hoặc khoa răng hàm mặt với chẩn đoán viêm khớp, trật khớp …

Bên cạnh đó, BS. Trần Diệu Thúy – phòng Tiêm chủng, bệnh viện Đa khoa Đức Giang cũng đưa ra lời khuyên đối với người bị thương có nguy cơ mắc bệnh uốn ván cần xử lý như sau:

Cách nhận biết nhanh chóng bị uốn ván khi nào 3Khi bị vết thương, xây xước hoặc động vật cắn, cần xử lý ngay vết thương bằng cách giải phóng hết dị vật trong vết thương

Trường hợp người bị thương đã được gây miễn dịch bằng giải độc tố uốn ván (Tetanus Toxoid: TT) đầy đủ: Đối với vết thương nhẹ, không bị nhiễm bẩn và liều TT cuối cùng cách lúc đó > 10 năm thì phải tiêm nhắc lại 1 liều TT; Đối với vết thương nặng hoặc bị nhiễm bẩn và trong vòng 5 năm trước đó chưa được tiêm TT thì phải tiêm nhắc lại 1 liều TT ngay trong ngày bị thương.

Trường hợp người bị thương chưa được gây miễn dịch cơ bản đầy đủ bằng TT thì phải được tiêm 1 liều TT ngay càng sớm càng tốt sau lúc bị thương. Nếu vết thương nặng hoặc bị nhiễm bẩn thì cần tiêm thêm huyết thanh kháng độc tố uốn ván ( Tetanus antitoxic serum: SAT).

Trường hợp người bị thương chưa được gây miễn dịch cơ bản, bị uốn ván khi nào mà chưa được tiêm đủ 3 liều TT hoặc không rõ tiền sử tiêm TT và có vết thương nặng hoặc bị nhiễm bẩn thì phải chỉ định tiêm SAT càng sớm càng tốt với liều 1500IU/1ml. Do đó tùy từng trường hợp các bác sĩ sẽ có cách xử lý khác nhau.

Hoàng Dương

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:uốn ván