Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cách thay băng vệ sinh khi ở trường mà bạn nữ nên biết!

Ngày 20/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Khi đến thời kỳ kinh nguyệt, các bạn gái luôn dùng băng vệ sinh. Tuy nhiên cần phải thay băng thường xuyên để đảm bảo băng không bị tràn. Với học sinh, sinh viên, có cách thay băng vệ sinh khi ở trường nào là thuận tiện hay không là thắc mắc được đặt ra.

Kinh nguyệt là đặc điểm sinh lý ở nữ giới, đặc biệt là giai đoạn nữ giới bước vào độ tuổi sinh sản. Vào những ngày này, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi và khiến các hoạt động thường ngày trở nên bất tiện. Đặc biệt là những ai đang đi học, đi làm vào “mùa dâu” sẽ khá mệt mỏi. Vậy đâu là cách thay băng vệ sinh khi ở trường thuận tiện nhất?

Kinh nguyệt và những điều cần biết

Chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới xuất hiện khi bắt đầu bước vào tuổi dậy thì, chúng diễn ra đều đặn hằng tháng. Một chu kỳ ở nữ giới thường diễn ra từ 3 đến 7 ngày tuỳ người. Nếu chu kỳ diễn ra ngắn hơn hoặc dài hơn thì có thể tình trạng sức khoẻ của bạn không được ổn.

Cách thay băng vệ sinh khi ở trường mà bạn nữ nên biết! 1
Kinh nguyệt là đặc điểm sinh lý rất quan trọng với phụ nữ

Trước khi giải đáp thắc mắc cách thay băng vệ sinh khi ở trường cho các bạn nữ, ta cùng tìm hiểu cụ thể hơn về các giai đoạn của một chu kỳ kinh:

  • Giai đoạn kinh nguyệt: Ở giai đoạn này, nữ giới thường bị đau bụng, đau tức ngực, đau lưng, tâm trạng thất thường. Lúc này lớp niêm mạc tử cung bị bong ra và rơi khỏi cơ thể thông qua âm đạo. Nồng độ estrogen và progesterone giảm xuống, trứng được giải phóng ra ngoài kèm theo máu, chất nhầy, niêm mạc tử cung và hình thành nên kinh nguyệt.
  • Giai đoạn nang trứng: Tuyến yên của cơ thể nhận tín hiệu giải phóng hormone kích thích nang trứng. Số trứng không trưởng thành đa phần được tái hấp thụ vào cơ thể. Các nang trứng trưởng thành làm thay đổi nồng độ estrogen cũng như làm dày mạc tử cung để tạo môi trường thuận lợi cho thụ thai.
  • Giai đoạn rụng trứng: Đây chính là giai đoạn duy nhất trong chu kỳ mà bạn có thể mang thai. Một quả trứng trưởng thành được buồng trứng giải phóng, trứng sẽ di chuyển về phía ống dẫn trứng đến tử cung và được thụ tinh bởi tinh trùng. Trong quá trình này, nếu trứng không được thụ tinh thì trứng sẽ chết hoặc tan ra ở bên trong cơ thể.
  • Giai đoạn hoàng thể: Giai đoạn này xảy ra khi nang trứng giải phóng trứng. Hormone gonadotropin sẽ duy trì hoàng thể và giữ cho niêm mạc tử cung dày lên nếu quá trình thụ tinh xảy ra, đảm bảo sự an toàn khi mang thai. Ngược lại, hoàng thể co lại và tái hấp thụ vào cơ thể, chu kỳ kinh nguyệt mới sẽ bắt đầu.

Cách thay băng vệ sinh khi ở trường sao cho thuận tiện

Nữ giới thường khá “bất tiện” trong lúc hành kinh. Đặc biệt trong giai đoạn này nếu phải đi học, đi làm và vận động nhiều, bạn cần tìm cách thay băng vệ sinh sao cho sạch sẽ và thuận tiện nhất. Một số mẹo bạn cần nắm để những ngày “mùa dâu” thật thoải mái như:

Chọn băng vệ sinh phù hợp

Bạn phải để sẵn vài miếng băng vệ sinh trong cặp hoặc cất chúng vào một túi riêng để có thể dùng khi cần thiết. Nên chọn băng vệ sinh có thiết kế nhỏ gọn, chất liệu mềm và thấm hút tốt. Ngoài ra có thể cân nhắc chọn loại băng có mùi hương thoang thoảng để bạn thêm tự tin hơn.

Cách thay băng vệ sinh khi ở trường mà bạn nữ nên biết! 2
Nên chọn các băng vệ sinh kích thước nhỏ để mang bên mình

Thay ở nhà vệ sinh ngay khi có “dấu hiệu”

Nếu cảm nhận được cơ thể có những dấu hiệu của việc hành kinh thì tốt nhất nên chủ động vào nhà vệ sinh để “đóng băng”. Trong những ngày hành kinh thứ 2 và thứ 3, kinh nguyệt có xu hướng ra nhiều hơn và dễ bị tràn băng. Vậy nên hãy cân nhắc khoảng sau 2 - 3 tiếng, vào phòng vệ sinh để thay băng. Đảm bảo gói băng vệ sinh cũ vào bao và bỏ ngay ngắn vào thùng rác. Hãy rửa tay thật kỹ sau đó để tránh viêm nhiễm.

Mang theo các vật dụng cần thiết

Vào mùa dâu, bạn đừng quên mang theo áo khoác dài hay quần tối màu. Chúng sẽ là “vị cứu tinh” trong những ngày này nếu chẳng may bạn bị “dính”. Nên mang theo thuốc giảm đau, tinh dầu để bạn với bớt cơn đau bụng kinh. Có thể chuẩn bị thêm khăn giấy và nước rửa tay để đảm bảo vệ sinh khi thay băng. Nếu có điều kiện, có thể chuẩn bị thêm nước ấm như nước mật ong, trà thảo mộc để bạn giảm sự căng thẳng bởi các triệu chứng tiền kinh nguyệt.

Cách thay băng vệ sinh khi ở trường mà bạn nữ nên biết! 3
Luôn mang theo nước rửa tay để đảm bảo vệ sinh

Lưu ý gì khi vào “mùa dâu”?

“Mùa dâu” đến khiến nhiều nữ giới rất bận tâm bởi lúc này mọi sinh hoạt đều khá bất tiện. Đặc biệt cách sinh hoạt vào lúc hành kinh còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Sau khi tìm hiểu về cách thay băng vệ sinh khi ở trường, ta cùng tìm hiểu những lưu ý cần tuân thủ vào thời gian này:

  • Không quan hệ tình dục: Khi “tới tháng”, cổ tử cung có xu hướng mở rộng, âm đạo trở nên nhạy cảm và dễ tổn thương. Nếu quan hệ tình dục lúc này, vi khuẩn, virus dễ xâm nhập hơn làm tăng nguy cơ viêm âm đạo, viêm niêm mạc tử cung thậm chí dẫn đến ung thư cổ tử cung.
  • Không vận động mạnh: Tập thể dục rất tốt cho sức khoẻ nhưng nếu bạn đang vào “mùa dâu” thì nên tập nhẹ nhàng, tránh tập nặng gây ảnh hưởng đến vùng thắt lưng, bụng. Ngoài ra không nên vận động nhiều dưới nước bởi chúng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh phụ khoa.
  • Không ăn đồ lạnh, đồ nhiều gia vị: Thực phẩm lạnh nếu ăn nhiều sẽ khiến các bạn nữ dễ bị đau bụng. Đặc biệt hạn chế ăn thực phẩm giàu muối, giàu dầu mỡ để tránh gây tích nước, đầy hơi, tăng sự khó chịu của kỳ hành kinh. Bên cạnh đó tránh dùng đồ uống có cồn, chất kích thích như cà phê, trà để tránh ra máu nhiều, chu kỳ kéo dài.
  • Mặc áo quần chật: Việc mặc quần quá bó có thể gây cản trở quá trình lưu thông máu, khiến bạn khó thở và dễ bị mệt mỏi. Vậy nên hãy ưu tiên những chiếc quần vừa cỡ, thoáng khí và co giãn để mang đến cảm giác thoải mái nhất.

Trên đây là những chia sẻ về cách thay băng vệ sinh khi ở trường. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn hiểu hơn về chu kỳ hành kinh cũng như có cho bản thân sự chuẩn bị tốt nhất mỗi “mùa dâu” tới.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm