Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách thay tã dán cho trẻ sơ sinh đơn giản nhất

Ngày 13/03/2022
Kích thước chữ

Cho dù mẹ đang sử dụng loại tã nào đi nữa thì cách thức thay tã cũng gần như giống nhau. Dưới đây là một số bước cơ bản để các bậc cha mẹ làm quen với cách thay bỉm cho bé.

Thay bỉm là công việc thường ngày của ba mẹ, nó nằm trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh mà phụ huynh phải thực hiện. Việc thay tã giúp trẻ không bị kích ứng, hăm tã, khó chịu quấy khóc. Nếu lần đầu tiên làm ba mẹ thì bạn có thể tham khảo hướng dẫn cách thay tã dán cho trẻ sơ sinh ở bài viết dưới nhé.

Cách thay tã dán cho trẻ sơ sinh đơn giản

Bước chuẩn bị dụng cụ thay tã

Rửa tay với nước sát khuẩn/nước rửa tay sạch sẽ và lau khô. Chọn một nơi thay tã sạch sẽ, kín gió. Nếu mẹ không sử dụng bàn thay tã thì dùng một tấm chăn, khăn tắm trải trên sàn nhà, trên giường hoặc trên một mặt phẳng chắc chắn.

Chuẩn bị sẵn tất cả các vật dụng cần thiết để thay tã bao gồm tã sạch và nhiều khăn ướt và khăn bông khô dành cho trẻ em. Đối với trẻ sơ sinh có làn da nhạy cảm, mẹ có thể sử dụng nước ấm và khăn xô để lau. Nếu con bị hăm tã cần chuẩn bị thêm phấn hoặc kem chống hăm.

Lưu ý: Nếu mẹ đặt trẻ trên bề mặt cao để thay tã như trên bàn hoặc trên giường. Hãy đảm bảo rằng luôn dùng một tay để giữ em bé không lăn qua lăn lại khi đang thay tã. Cho dù có được thắt dây an toàn hay không mẹ cũng đừng bao giờ rời mắt khỏi bé. 

Cách thay tã dán cho trẻ sơ sinh đơn giản nhất 1 Dùng khăn ướt hoặc khăn xô mềm thấm nước ấm để vệ sinh cho bé

Cách thay tã dán cho bé

Để thay tả dán cho trẻ sơ sinh, các mẹ có thể thực hiện theo các hướng dẫn như sau:

  • Trước khi thay tã mẹ lấy giấy lót dùng 1 lần trải phía dưới bé để khi thay tã cũ chất bẩn không tràn ra ngoài. 
  • Mở quai dán hai bên tã bẩn ra, kéo phần nửa trước của tã xuống, nếu bé là con trai thì lấy giấy che “cậu bé” lại để tránh không bị tè vào người mẹ.
  • Nếu có phân trong tã thì dùng nửa trước lau sạch chất bẩn ở phần mông.
  • Dùng 1 tay giữ 2 mắt cá chân nâng nhẹ bé lên và gấp bỉm dơ lại.
  • Dùng khăn ướt hoặc khăn mềm thấm nước ấm và lau phần trước, nếu là bé gái thì lau từ trước ra sau mông giúp ngăn ngừa viêm nhiễm vùng kín.
  • Nếu trẻ đi nặng thì dùng khăn lau sạch mông, lật bé nhẹ nhàng sang hai bên để lau xung quanh. Đảm bảo lau sạch cả chỗ nếp gấp vùng háng, mông.
  • Dùng khăn bông khô thấm hết nước và để vài phút cho khô tự nhiên. Với những bé bị hăm tã sau khi da khô mẹ bắt đầu thoa kem hoặc phấn chống hăm. Tuy nhiên cách tốt nhất để chống hăm là kiểm tra bỉm thường xuyên để kịp thời thay cho con.
  • Sau khi da bé khô hoàn toàn thì nhấc bé lên đặt mặt sau tã ngang lưng, kéo phần trước lên, căn chỉnh sao cho cân đối. Bóc miếng dán hai bên và dán vào mặt trước.
  • Đảm bảo bỉm giữa hai chân bé thoải mái không quá chật gây trầy xước da. 
  • Riêng với bé trai mẹ hướng “cậu bé” xuống dưới tránh nước tuổi tràn ngược lên. Còn những bé chưa rụng rốn thì đai trước của tã phải thấp dưới rốn.
  • Sau khi chắc chắn bỉm đã thoải mái với bé thì mặc quần áo cho con.
  • Đối với tã bẩn quấn lại dùng các miếng dán dính chặt bìm không cho bung ra. Và xử lý theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Rửa sạch tay với xà phòng, vậy là quá trình thay tã cho bé đã xong rồi.
Cách thay tã dán cho trẻ sơ sinh đơn giản nhất 2 Lựa chọn tã phù hợp với trọng lượng và độ tuổi của trẻ để chống trà và thoải mái cho bé cử động

Những lời khuyên dành cho mẹ khi thay tã cho trẻ sơ sinh

Bên cạnh việc thực hiện các bước thay tả cho trẻ, thì dưới đây sẽ là một số lời khuyên mà các mẹ có thể tham khảo thêm:

  • Mẹ nên thay tã cho bé thường xuyên kể cả khi tã không ướt để tránh tình trạng bị hăm tã. Đặc biệt khi trẻ mới đi vệ sinh xong thay càng sớm càng tốt. Vì chất bẩn dính trên người trẻ lâu gây khó chịu, viêm nhiễm,...
  • Tìm hiểu sự khác biệt giữa ứng bỉm và hăm tã vì chúng có cách điều trị khác nhau.
  • Luôn để trẻ em trong tầm với, nếu bé quấy khóc trong khi thay tã, hãy thu hút sự chú ý của bé bằng đồ chơi, tranh ảnh để bé nhìn vào.
  • Dự trữ tã để phòng trường hợp hết tã khi đang thay. Tuỳ vào độ tuổi của bé mà thay bao nhiêu tã một ngày.
  • Dùng tay kiểm tra tã thường xuyên để biết tã đã ướt chưa để thay cho bé. Hiện nay có một số loại tã có chỉ số ẩm ướt nghĩa là tã sẽ chuyển màu khi bị ướt.
  • Nếu chất bẩn tràn khỏi tã mẹ nên chuyển sang loại tã lớn hơn. Lựa chọn tã phù hợp cho bé bằng cách chọn kích thước lớn hơn so với hướng dẫn ghi trên bao bì bỉm.
  • Khi rời khỏi nhà, mẹ nên mang theo một số túi nhựa hoặc túi phân hủy sinh học để đựng tã bẩn nếu không thể tìm thấy nơi để vứt.
Cách thay tã dán cho trẻ sơ sinh đơn giản nhất 3 Sau khi thay tã xong mẹ nên dành thời gian cho bé để trẻ cảm nhận được tình cảm

Trong lúc thay tã cho bé mẹ có thể trò chuyện, hát cho bé nghe điều này làm trẻ vui vẻ dễ tiến hành thay tã và mẹ bớt mệt mỏi. Sau khi thay tã sạch sẽ mẹ có thể chơi, âu yếm với con. Đây một phần gắn kết giúp trẻ cảm nhận được tình cảm tốt cho cảm xúc của trẻ sau này.

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh không phải điều dễ dàng và khiến ba mẹ cảm thấy vất vả. Mong rằng qua bài viết này ba mẹ nắm được cơ bản cách thay tã dán cho trẻ sơ sinh để thực hiện qua được nhanh chóng mà vẫn đảm bảo thoải mái cho bé. 

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin