Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Không quan tâm đến cách vệ sinh răng miệng cho bé sẽ dẫn đến hệ lụy khiến trẻ bị sâu răng, mất răng sữa sớm. Từ đó ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của răng vĩnh viễn sau này.
Nhiều bậc cha mẹ chủ quan trong cách vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi, dẫn đến răng sữa của trẻ nhanh hư hỏng hơn. Việc vệ sinh răng miệng cho trẻ nhỏ thực tế khó hơn người lớn rất nhiều. Đồng thời, nó còn ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển răng vĩnh viễn sau này của trẻ. Chính vì vậy, phụ huynh nên tham khảo thông tin trong bài để có cách chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe răng miệng của con trẻ.
Dù chỉ là răng sữa và sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn sau này, nhưng cha mẹ cũng không nên bỏ qua việc vệ sinh sạch sẽ răng miệng cho trẻ nhỏ, nhất là các bé 1 tuổi. Ở độ tuổi này, trẻ chưa thể tự mình chải răng hoặc súc miệng bằng nước muối như các bé lớn khác. Cha mẹ sẽ là người hỗ trợ bé vệ sinh răng miệng. Nếu như vô tình bỏ quên việc vệ sinh răng miệng thường xuyên, răng của bé dễ bị sâu gây đau đớn khi ăn uống, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của răng vĩnh viễn sau này.
Những tác hại khi phụ huynh áp dụng sai cách vệ sinh răng miệng cho trẻ 1 tuổi:
Tác hại dễ thấy nhất khi con trẻ vệ sinh răng miệng kém đó chính là răng sẽ bị sâu. Răng sữa của bé thường có phần men răng mỏng, buồng chứa tủy lại lớn nên vi khuẩn dễ xâm nhập và tấn công vào tủy răng. Nếu không được chăm sóc cẩn thận, trẻ rất dễ bị sâu răng. Tình trạng răng sâu, hư tủy dẫn đến đau nhức khiến trẻ chán ăn. Từ đó dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng gây nên nhiều bệnh tật như còi xương, chậm phát triển ở trẻ.
Khi răng bị sâu quá nặng, nha sĩ bắt buộc phải nhổ để bé không còn bị đau đớn. Việc nhổ răng sữa quá sớm sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn trong tương lai. Khi bị thiếu răng, trẻ cũng sẽ gặp nhiều trở ngại khi nhai lúc ăn uống. Bên cạnh đó, việc nhổ răng cũng ảnh hưởng ít nhiều đến việc phát âm của trẻ. Trẻ sẽ dễ bị phát âm không rõ, bị biến âm ở mức độ từ nhẹ đến nặng. Đây là một trong những lý do vì sao nhiều bé lại chậm nói hơn các bạn đồng trang lứa.
Răng của bé 1 tuổi là răng sữa, còn răng của người trưởng thành được gọi là răng vĩnh viễn. Răng sữa sẽ bắt đầu mọc khi bé bắt đầu bước vào tháng thứ 6 và sẽ hoàn thiện hai hàm răng khoảng 20 chiếc vào năm 3 tuổi. Ở trẻ phát triển bình thường, răng sữa sẽ mọc ở hàm dưới trước hàm trên. Răng sữa khác với răng vĩnh viễn của người trưởng thành ở lớp men và phần buồng tủy. Lớp ngà và men răng sữa mỏng hơn răng vĩnh viễn. Ngược lại, buồng tủy răng sữa của bé 1 tuổi lại lớn hơn buồng tủy của răng người trưởng thành.
Xét về màu sắc, răng sữa có màu trắng đục, còn răng vĩnh viễn của người trưởng thành lại có màu ngả vàng và trong hơn. Về chiều cao, răng sữa trông sẽ tròn hơn răng vĩnh viễn vì có chiều ngang phát triển hơn chiều cao.
Đối với các bé nhỏ 1 tuổi, cách vệ sinh răng miệng cho trẻ đơn giản và nhanh chóng nhất là dùng miếng gạc rơ lưỡi thấm đều vào nước muối. Sau đó, dùng miếng gạc lau sạch răng, lưỡi, nướu của bé. Thường xuyên thực hiện đều đặc mỗi ngày để giữ sạch răng cho trẻ.
Ở độ tuổi này, phụ huynh không nên tập cho bé đánh răng bằng kem. Vì còn nhỏ nên trẻ sẽ dễ nuốt bọt kem đánh răng, hoặc vô tình để bọt kem dính vào mắt.
Khi chải răng cho bé, cha mẹ nên chải sạch theo chiều dọc từng cụm, không nên chải theo chiều ngang. Khi chải nên nhẹ nhàng chải luôn cả mặt ngoài, mặt trong lẫn mặt nhai của răng. Sau khi chải răng cho bé xong bạn có thể chỉ dẫn trẻ súc miệng lại sạch sẽ. Và hãy luôn cho bé một lời khen khích lệ tinh thần mỗi khi đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Vệ sinh nhẹ nhàng: Khi chải răng hoặc vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi, cha mẹ nên chú ý càng nhẹ tay càng tốt. Điều này tránh gây ra các tổn thương răng, nướu, lưỡi của trẻ. Trẻ sẽ không bị ám ảnh hoặc tâm lý sợ hãi mỗi khi vệ sinh răng miệng.
Tập thói quen đánh răng cho bé ít nhất 2 lần/ngày: Đây là một thói quen tốt mà mẹ nên áp dụng tập cho bé ngay khi còn nhỏ. Mỗi ngày đều đặn vệ sinh răng miệng sau khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, bạn có thể nhắc trẻ đánh răng sau mỗi bữa ăn để răng được bảo vệ tốt hơn. Đây cũng là một trong những cách vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi và vệ sinh răng miệng cho bé 2 tuổi đúng đắn.
Luôn tạo không khí thoải mái cho bé: Khi vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh hoặc bé 1 tuổi, cha mẹ có thể tạo không khí vui vẻ như hát, kể chuyện,... để bé có cảm giác thích thú và không sợ đánh răng.
Kiểm tra sức khỏe răng miệng của bé thường xuyên: Phụ huynh nên quan sát và kiểm tra răng sữa của trẻ 1 tuổi đều đặn để phát hiện sớm khi răng có vấn đề.
Đối với trẻ nhỏ, việc vệ sinh răng miệng đúng chuẩn khoa học là điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Đặc biệt là cách vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi - lứa tuổi chưa thể tự mình chăm sóc sức khỏe răng miệng của bản thân. Thông qua bài viết trên, các cha mẹ sẽ tự tin hơn khi khi hướng dẫn và chăm sóc bé vệ sinh răng.
Bảo Vân
Nguồn: Tổng Hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.