Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tiêm chủng

Cách xử lý các phản ứng sau tiêm chủng của trẻ

Ngày 19/08/2022
Kích thước chữ

Tiêm chủng khi đến tuổi là việc làm vô cùng cần thiết để đảm bảo sức khỏe của bé, giúp tạo miễn dịch với các căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, sau khi tiêm chủng xong, trẻ có thể gặp phải một số phản ứng, vì vậy bố mẹ cần nắm được đâu là dấu hiệu nguy hiểm, đâu là dấu hiệu bình thường để có hướng ứng phó thích hợp.

Sau tiêm chủng, trẻ thường xuất hiện các vấn đề sức khỏe như quấy khóc, sốt, sưng đỏ ở vị trí tiêm,... khiến bố mẹ rất lo lắng. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết cách xử lý khi bé con nhà bạn gặp tình huống như vậy nhé!

Các phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng

Sốt

Sốt là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ sau tiêm chủng. Phần lớn các trường hợp trẻ chỉ sốt nhẹ, có thể tự khỏi sau 1 - 2 ngày. Bố mẹ nên kiểm tra nhiệt độ bé 2 - 3 giờ/lần, nếu trẻ bắt đầu sốt cao hơn 38oC thì theo dõi 15 - 30 phút/lần. Trong trường hợp trẻ sốt cao hơn 38,5oC, bố mẹ nên cho bé uống thuốc hạ sốt. Nếu trẻ sốt dưới 38oC, phụ huynh chỉ cần theo dõi, chườm ấm hoặc dán khăn hạ sốt cho trẻ. 

Khăn hạ sốt Dr. Papie 3MO+ chứa gel hạ sốt với các thành phần như vitamin, Chlorophyll, bạc hà, lô hội, chanh,... đem lại công dụng giảm nhiệt, hạ sốt an toàn cho bé sau khi tiêm chủng. Khăn được làm từ vải không dệt, tiệt tùng kép và chất liệu 100% cotton nên có khả năng thấm hút, giữ ấm tốt, tạo cảm giác mềm mại, dễ chịu cho bé khi dùng.

Cách xử lý các phản ứng sau tiêm chủng của trẻ 1
 Khăn hạ sốt Dr. Papie 3MO+ đem lại công dụng giảm nhiệt hiệu quả

Phát ban đỏ, nổi mụn nước trên da

Những loại vắc xin như sởi - quai bị - rubella có thể làm khởi phát ban sởi trên da khoảng 5 - 12 ngày sau khi tiêm. Vắc xin phòng thủy đậu cũng có thể gây nổi mụn nước giống như mụn thủy đậu sau 3 - 4 tuần. Tuy nhiên số trường hợp được ghi nhận khá ít và phần lớn sẽ biến mất sau 1 - 2 ngày xuất hiện, do vậy bố mẹ cũng không cần quá lo lắng khi thấy bé gặp tình trạng này.

Phản ứng tại vị trí tiêm

Thông thường sau khi tiêm xong, khá nhiều trẻ bị sưng đỏ, cứng, đau vùng da tại vị trí tiêm. Đây là phản ứng bình thường sẽ tự khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị nên phụ huynh cũng không cần quá lo lắng. Bố mẹ không đắp bất cứ thứ gì vào vị trí tiêm hay chườm nóng, chườm lạnh. Nếu trẻ quấy khóc nhiều vì sưng đau, bạn có thể cho trẻ sử dụng paracetamol với liều hạ sốt để giảm đau cho bé.

Vẫn có một số ít trường hợp xuất hiện vết bầm tím tại vị trí tiêm, chẳng hạn như trẻ mắc các bệnh liên quan đến vấn đề đông máu, suy giảm tiểu cầu. Nếu trẻ thuộc những đối tượng này, phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để truyền tiểu cầu hoặc các yếu tố đông máu trước khi tiêm.

Cách xử lý các phản ứng sau tiêm chủng của trẻ 2
Trẻ thường bị sưng đỏ, cứng, đau vùng da tại vị trí tiêm

Rối loạn tiêu hóa nhẹ

Tuy hiếm gặp nhưng vẫn có một số rất ít bé xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đi ngoài ra phân lỏng nhiều lần (5-6 lần/ ngày) sau khi tiêm vắc xin phòng tiêu chảy. Các triệu chứng này sẽ tự khỏi sau 1 - 2 ngày mà không cần sử dụng men tiêu hóa hay thuốc. Mẹ có thể bổ sung nước, chất điện giải hoặc cho trẻ ăn cháo muối để bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Triệu chứng giả cúm

Các triệu chứng giả cúm như hắt hơi, sổ mũi, chảy nước miếng trong, đau đầu, đau cơ,... cũng có thể xuất hiện sau khi tiêm vắc xin và thường sẽ tự biến mất sau 1 - 2 ngày. Phụ huynh có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ khi trẻ tiết quá nhiều dịch mũi. 

Cách xử lý các phản ứng sau tiêm chủng của trẻ 3
Các triệu chứng giả cúm như hắt hơi, sổ mũi sau khi tiêm chủng

Cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng

Việc xuất hiện các phản ứng kể trên là bình thường sau khi tiêm chủng, tuy nhiên bé có thể gặp phải những phản ứng vượt mức bình thường và đó có thể là dấu hiệu sớm của sốc phản vệ. Do vậy, bố mẹ cần phải theo dõi bé cẩn thận sau khi tiêm chủng để kịp thời xử lý.

Theo dõi ít nhất 30 phút tại nơi tiêm chủng sau khi tiêm

Sau khi tiêm vắc xin, bố mẹ và bé nên ở lại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi tình trạng của bé. Nếu phát hiện các biểu hiện quấy khóc liên tục, thở nhanh, thở ngắt quãng, nôn trớ, da nổi mẩn, tinh thần không tỉnh táo,... bố mẹ cần báo ngay với nhân viên y tế để tránh nguy cơ sốc phản vệ.

Theo dõi tại nhà ít nhất 1 - 2 ngày sau khi tiêm chủng

Sau khi bé về nhà, bố mẹ vẫn cần quan sát về tình trạng ăn ngủ, nhiệt độ cơ thể, tinh thần, nhịp thở của bé, xem bé có phát ban không, có các biểu hiện sưng đỏ vị trí tiêm không. Trong quá trình theo dõi, cần đưa ngay bé đến cơ sở y tế gần nhất nếu nhận thấy bé có các dấu hiệu sức khỏe bất thường sau:

  • Sốt cao hơn 39oC, đã cho sử dụng thuốc hạ sốt nhưng không thuyên giảm.
  • Bé co giật, gọi không đáp ứng hoặc cả người lừ đừ, mệt lả.
  • Thở nhanh, ngắt quãng, thở khò khè, tím tái, có nút lõm lồng ngực,...
  • Bé bị lạnh tay chân, nổi mề đay, nổi vân tím.
  • Bé quấy khóc nhiều giờ, bú kém hoặc bỏ bú.
  • Vị trí tiêm của bị cứng đau kèm theo quầng đỏ có kích thước lan rộng, gây hạn chế vận động của bé.
Cách xử lý các phản ứng sau tiêm chủng của trẻ 4
Theo dõi tại nhà ít nhất 1-2 ngày sau khi tiêm chủng

Tiêm chủng là việc bất kỳ trẻ nào cũng cần thực hiện khi đến tuổi để phòng tránh các căn bệnh nguy hiểm. Bố mẹ cần nhận biết được các phản ứng sau khi tiêm vắc xin của trẻ để có biện pháp ứng phó thích hợp, đảm bảo sức khỏe cho bé con của mình.

Hiện nay, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ tiêm chủng chất lượng, với vắc xin được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất uy tín trên thế giới. Khi đến tiêm chủng tại Long Châu, khách hàng sẽ được khám sàng lọc bởi bác sĩ, tư vấn gói vắc xin phù hợp, theo dõi trong và sau khi tiêm để đảm bảo an toàn. Liên hệ với Tiêm chủng Long Châu qua Hotline 1800 6928 để được tư vấn, hẹn lịch miễn phí hoặc đặt lịch online tại đây.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin