Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cách xử lý tình trạng rối loạn tiêu hóa khi hành kinh

Ngày 19/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Rối loạn tiêu hóa khi hành kinh là một trong những hệ lụy mà thời gian “đèn đỏ” gây ra cho chị em phụ nữ bên cạnh việc thay đổi cảm xúc thất thường, chán ăn hay là đau lưng. Vậy hiện tượng này do đâu mà có, nên làm gì để có thể xử lý rối loạn tiêu hóa trong kỳ kinh nguyệt chính là những nội dung sẽ được đề cập trong bài viết ngày hôm nay.

Những ngày “đèn đỏ” có lẽ là khoảng thời gian vô cùng nhạy cảm và khó chịu của mọi chị em phụ nữ. Kinh nguyệt đến khiến chị em đau bụng dữ dội, dễ bực bội, cáu gắt, chán ăn, đau lưng hay thậm chí là còn gây ra những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa cụ thể như là rối loạn tiêu hóa. 

Lý giải tình trạng rối loạn tiêu hóa khi hành kinh

Rối loạn tiêu hóa khi hành kinh không phải là bệnh hiếm gặp, tuy nhiên vẫn chưa tìm ra cơ chế gây bệnh. Các chuyên gia có một số giả thuyết về nguyên nhân của tình trạng này: 

  • Do đường tiêu hóa đã phản ứng với sự thay đổi nồng độ nội tiết tố nữ và tăng tiết chất prostaglandin (chất gây ra những cơn đau quặn bụng). Khi các tế bào của tử cung bắt đầu sản xuất hormone prostaglandin, hormone này thúc đẩy sự bong tróc của niêm mạc và các mô của tử cung cùng với máu, tử cung sẽ bị co thắt. Nếu những cơn co thắt này diễn ra nhanh và mạnh sẽ dẫn đến đau bụng hoặc chuột rút. Hormone prostaglandin cũng gây ra các cơn co thắt trong ruột dẫn đến tiêu chảy, thường xảy ra vào những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt.
  • Rối loạn tiêu hóa khi hành kinh cũng có thể do một số loại thuốc giảm đau mà chị em vẫn dùng để giảm đau bụng kinh có thể gây viêm ruột - dạ dày. 
  • Phụ nữ mắc hội chứng ruột kích thích và viêm loét đại tràng dễ bị rối loạn tiêu hóa trong thời kỳ kinh nguyệt hơn phụ nữ không mắc bệnh đường ruột mãn tính.

Giải đáp tình trạng kinh nguyệt gây ra rối loạn tiêu hóa 1

Rối loạn tiêu hóa khi hành kinh là tình trạng thường gặp của chị em phụ nữ

Rối loạn tiêu hóa khi hành kinh có nguy hiểm không?

Biểu hiện của tình trạng này

Chị em có thể nhận biết rối loạn tiêu hóa khi hành kinh qua các dấu hiệu như: Ăn không tiêu, chán ăn, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi,...

Giải đáp tình trạng kinh nguyệt gây ra rối loạn tiêu hóa 2

Chán ăn là một trong những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa trong thời gian "đèn đỏ"

Ảnh hưởng của tình trạng này với chị em phụ nữ 

Rối loạn tiêu hóa khi hành kinh sẽ khiến chị em vô cùng khó chịu và khổ sở. Nó thậm chí có thể kéo dài trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Tùy từng phụ nữ mà tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể nặng hoặc nhẹ. Nếu tình trạng này chỉ kéo dài 1 - 2 ngày sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài cả chu kỳ kinh nguyệt sẽ khiến cơ thể vừa đau bụng và gây ra hiện tượng rong kinh. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời khi bị rối loạn tiêu hóa. 

Vậy tình trạng này gây nguy hiểm không tới chị em không? 

Rối loạn tiêu hóa khi hành kinh ở phụ nữ là tình trạng phổ biến, chị em nào cũng gặp phải ít nhất một vài lần. Tình trạng này thường khiến nhiều chị em khổ sở, thậm chí có thể kéo dài trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Tùy từng phụ nữ mà tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể nặng hoặc nhẹ.

Tuy nhiên, nếu chị em mắc phải tình trạng này trong suốt chu kỳ kinh nguyệt sẽ khiến cơ thể bị căng thẳng do mất nước trầm trọng. Hoặc có thể mắc bệnh viêm ruột, viêm đại tràng với các biểu hiện như chướng bụng, sốt, nôn ói,... Trường hợp này cần đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Vì vậy, mọi phụ nữ đều được khuyến cáo nên hiểu rõ những thay đổi của cơ thể trong thời kỳ kinh nguyệt để có biện pháp chăm sóc sức khỏe bản thân tốt nhất.

Các cách xử lý rối loạn tiêu hóa khi hành kinh

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp

Phụ nữ bị rối loạn tiêu hóa trong kỳ kinh, cần chú ý ăn uống đảm bảo cân đối, đủ chất và phù hợp với thể trạng. Bốn nhóm chất dinh dưỡng cần thiết là chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.

Các loại thực phẩm như trái cây, rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ,… rất tốt cho cơ thể và nhớ uống đủ nước mỗi ngày. Nên tránh những thực phẩm gây tiêu chảy như thực phẩm có hại cho sức khỏe, thực phẩm hết hạn sử dụng, thực phẩm có tính axit,… và hạn chế các chất kích thích, đồ ăn cay và nóng,… 

Giải đáp tình trạng kinh nguyệt gây ra rối loạn tiêu hóa 3

Các loại thực phẩm như trái cây, rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ,… rất tốt cho cơ thể

Chế độ sinh hoạt khoa học

Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và đi ngủ sớm cũng giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa trong thời kỳ kinh nguyệt. 

Áp dụng những bài tập thể dụng nhẹ nhàng 

Vào những ngày đèn đỏ chị em thường ngại vận động nhưng theo các chuyên gia chị em nên vận động nhẹ nhàng để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Giải đáp tình trạng kinh nguyệt gây ra rối loạn tiêu hóa 4

Chị em nên vận động nhẹ nhàng để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn

Bổ sung men vi sinh 

Cách hiệu quả nhất để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa trong thời kỳ kinh nguyệt là bổ sung men vi sinh. Probiotics đóng vai trò duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột, vì vậy khi mất cân bằng chúng sẽ gây ra rối loạn tiêu hóa. Bạn có thể bổ sung lợi khuẩn từ các thực phẩm như sữa chua nhưng cách bổ sung nhanh và hiệu quả nhất là bổ sung men vi sinh.

Bạn nên chọn men vi sinh có chứa cả lợi khuẩn và probiotics. Probiotics sẽ giúp cải thiện khả năng hấp thụ của hệ tiêu hóa, giảm rối loạn tiêu hóa nhờ điều trị kháng sinh, chống táo bón, chống đầy hơi, chướng bụng, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Prebiotics là FOS - chất xơ hòa tan có nguồn gốc thực vật, đóng vai trò là thức ăn cho lợi khuẩn sống khỏe mạnh. Men vi sinh này chứa các thành phần tự nhiên nên rất an toàn cho phụ nữ. 

Tóm lại, phụ nữ chúng ta cần hiểu rõ những thay đổi của cơ thể mình trong những ngày đặc biệt này để có những biện pháp chăm sóc sức khỏe bản thân tốt nhất. Nếu tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài liên tục, xuất hiện cả những ngày không có kinh thì chị em nên đến ngay các cơ sở chuyên khoa uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nga Linh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm