Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nêm nếm vị cay để tăng thêm phần đậm đà cho các món ăn là thao tác rất phổ biến trong bữa ăn gia đình, tuy nhiên, bạn đã hiểu hoàn toàn về thực phẩm cay chưa? Bên cạnh đó, thực phẩm cay tác động như thế nào đối với hệ tiêu hóa?
Nếu thực phẩm cay gây chứng khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn, đã đến lúc bạn nên lắng nghe cơ thể và tìm hiểu nguyên nhân. Việc hấp thụ những loại thức ăn trên chứa nhiều nguy cơ không tốt đến hệ tiêu hóa của bạn.
Thực phẩm cay không ảnh hưởng trực tiếp lên hệ tiêu hoá. Thế nhưng đối với một số người có vấn đề về bệnh tiêu hóa, loại thức ăn này sẽ có khả năng gây nên các triệu chứng như trào ngược axit, hội chứng ruột kích thích và viêm ruột. Nói một cách đơn giản hơn là thực phẩm cay không thường gây ra vấn đề về tiêu hóa. Tuy nhiên, đối với những người đã có tiền sử về các loại bệnh liên quan đến đường ruột khi ăn cay thể làm tình trạng bệnh hơn.
Tuỳ vào tình trạng sức khoẻ mỗi người mà khi ăn cay người này có thể bị đau bụng hoặc nhưng người khác vẫn cảm thấy hoàn toàn ổn. Nếu đã có sẵn bệnh trong người thì khả năng cao là bạn sẽ cảm thấy khó chịu hơn khi ăn thức ăn cay. Và khi đó, sẽ dẫn đến triệu chứng đi nặng nhiều hơn bình thường.
Mặc dù một số người gặp phải những triệu chứng khó chịu khi hấp thụ thức ăn cay nhưng đôi lúc, nguyên nhân thật sự lại không như những gì bạn nghĩ. Tình trạng đau bụng là một dấu hiệu mà hệ tiêu hoá muốn cảnh báo chúng ta đang đưa vào đường ruột những thành phần lạ khiến cơ thể chưa kịp thích ứng.
Chẳng hạn như bạn dùng bữa với cánh gà nóng, thì có thể mỡ trong cánh gà mới thật sự là tác nhân gây nên trạng thái rối loạn tiêu hoá chứ nước sốt cay không thì hoàn toàn vô tội. Có thể nói nguyên nhân đằng sau các triệu chứng đường ruột sau những bữa ăn là do tổng hàm lượng chất béo chưa kịp tiêu hoá tạo nên chứ thức ăn cay không hề đóng một vai trò gì trong vấn đề này cả.
Trái với suy nghĩ chung của nhiều người, hấp thụ thực phẩm cay còn có thể dung nạp thêm chất dinh dưỡng cho bạn. Những loại gia vị như ớt, được xem là một nguồn cung cấp vitamin E, A, B6, sắt và chất xơ dồi dào. Bên cạnh đó, bổ sung ớt, nghệ hoặc hạt tiêu đen trong các khẩu phần ăn còn được cho là còn có đặc tính hỗ trợ chống viêm. Trong ớt còn chứa những hợp chất có lợi trong việc nâng cao sức khoẻ khác như capsaicin. Đây là thành phần chính giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh tim về tim mạch thông qua cách điều chỉnh huyết áp và giảm cholesterol.
Nếu như hương vị của thức ăn cay không quá ảnh hưởng đến dạ dày của bạn thì không lý do gì để bạn phải cắt giảm lượng tiêu thụ này, thậm chí là trong chế độ ăn kiêng. Thực tế cho thấy việc ăn cay phụ thuộc vào sở thích cá nhân của mỗi người nhiều hơn là những yếu tố sức khoẻ khác. Vì thế đừng ngại bổ sung thức ăn cay vào các bữa ăn để đảm bảo cơ thể bạn có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Bạn chắn chắn sẽ gặp phải những phản ứng không mấy dễ chịu vì có tiền sử bệnh đường ruột khi hấp thụ thức ăn cay. Nhưng điều này không có nghĩa là bất cứ ai có vấn đề về dạ dày cần phải tránh xa mọi loại thức ăn cay. Bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách thỉnh thoảng nêm một ít gia vị cay vào phần ăn để xem sự phản ứng cũng như thích nghi của cơ thể đối với loại thực phẩm này.
Bên cạnh đó, bạn có thể tìm đến lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn phương pháp chăm sóc sức khoẻ với chế độ ăn phù hợp. Những chuyên gia này sẽ biết nguồn gốc các vấn đề tiêu hóa của bạn từ đâu ra cũng như giải quyết vấn của bạn đề từ gốc rễ, từ đó, tìm ra cách giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
Nhân Tâm
Nguồn Tham Khảo: Báo Elle
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.