Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Các cơn gò bụng khi mang thai gần sinh khiến mẹ bầu thường lo lắng nguy cơ sinh non. Vậy hiện tượng này có nguy hiểm không và mẹ bầu nên xử lý ra sao?
Trải nghiệm mang thai từ các biểu hiệu mang thai tuần đầu cho đến khi sinh con với chị em phụ nữ thật sự là những ngày tháng khó quên, chứng kiến con lớn lên từng ngày trong bụng bầu của mình, trải qua bao mệt mỏi, cảm nhận thay đổi lớn trong cơ thể và ngoại hình. Thế nhưng vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ lại dễ rơi vào trạng thái lo âu khi các cơn gò bụng khi mang thai cứ xuất hiện trước ngày dự sinh. Liệu hiện tượng gò bụng này có gây nguy hiểm cho thai nhi hay không, bài viết này sẽ giải đáp cho bạn.
Gò bụng khi mang thai là hiện tượng các cơ tử cung gò cứng lại hoặc cuộn lại gây ra cảm giác căng tức trong khoảng nửa đến một phút. Triệu chứng này có thể xuất hiện vài lần mỗi ngày, cũng có khi vài ngày mới có một lần vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Thế nhưng với một vài mẹ mang thai, cơn gò bụng xuất hiện ngay từ tháng thứ 6.
Có khá nhiều tranh luận về các cơn gò bụng khi mang thai. Có thể xem đây là triệu chứng chuyển dạ giả, vì nó cho tử cung có cơ hội tập dợt để sẵn sàng cho cơn chuyển dạ thật sự sắp đến.
Tất cả những cảm xúc như buồn, vui, giận dữ, lo âu, căng thẳng sẽ có thể gây ra các cơn gò bụng. Đây có thể là minh chứng cho việc cảm xúc của mẹ có thể ảnh hưởng tới cảm xúc của thai nhi. Vì vậy, để giảm các cơn gò bụng khi mang thai cũng như giúp cho thai nhi phát triển tốt, mẹ mang thai cần lạc quan và kiểm soát tốt cảm xúc của mình.
Khi mắc phải chứng táo bón trong thai kỳ, các mẹ sẽ khó tránh khỏi các cơn gò bụng khó chịu, khiến cho sự mệt mỏi, phiền toái như nhân lên gấp đôi.
Khi mẹ mang thai tăng cân nhanh, các vết rạn da xuất hiện nhiều, làn da khó lòng thích ứng kịp thời với sự lớn lên quá nhanh của bụng bầu, gây ra những cơn gò bụng không mong muốn.
Sự lớn lên của thai nhi cũng sẽ khiến cho tử cung bị chèn ép xuống khoang chậu, bàng quang, trực tràng. Áp lực này ở tử cung khiến các cơn gò bụng khi mang thai xuất hiện nhiều hơn. Hơn nữa, với hệ xương đã phát triển, thai nhi sẽ khó khăn trong việc xoay đầu, đổi chỗ gây ra triệu chứng gò bụng.
Những cơn gò bất chợt này có thể xuất hiện rất sớm, vào tháng thứ 4. Những con gò không thường xuyên này chỉ là cơn gò sinh lý, giúp cho tử cung của bạn được tập luyện cho ngày sinh con.
Triệu chứng cụ thể của cơn gò sinh lý loại này chính là cảm giác tập trung tại bụng và căng chặt ở bụng dưới. Cơn gò sinh lý cũng sẽ không gây đau đớn nhiều hơn, không ảnh hưởng tới cổ tử cung của bạn. Chỉ cần nghỉ ngơi, thư giãn, uống nhiều nước, ngừng làm việc, thay đổi tư thế khi cơn gò xuất hiện sẽ giúp bạn đỡ khó chịu hơn.
Thế nhưng, khi nghỉ ngơi mà triệu chứng không thuyên giảm, bạn nên đi khám ngay để đề phòng trường hợp sinh non.
Đây là những cơn gò xuất hiện trước tuần thứ 37 với mật độ thường xuyên. Thậm chí tần suất cơn gò còn đều đặn như một chu kì, cách nhau từ 10 đến 12 phút. Nếu sau 1 tiếng mà tình trạng không thuyên giảm sẽ dẫn đến sinh non.
Khác với cơn gò sinh lý, cơn gò sinh non khiến bụng của bạn cứng hơn bình thường và đau âm ỉ do áp lực ở khung chậu và bụng. Ngoài ra, cơn gò còn đi kèm với co thắt, bị chuột rút khi mang thai. Các trường hợp đặc biệt còn kèm theo chảy máu, tiêu chảy, chảy nước ối từ âm đạo.
Khi xuất hiện các triệu chứng trên, bạn cần đến ngay bệnh viện để được hỗ trợ kịp thời.
Khi bạn thực sự chuyển dạ, cơn gò bụng sẽ diễn biến ngày càng tăng lên về cường độ đau, tần suất đau. Đây chính là dấu hiệu cho thấy tử cung đang mở rộng cho thai nhi chào đời.
Không giống như cơn gò Braxton – Hicks, một khi cơn gò tử cung chuyển dạ thực sự xảy ra, chúng sẽ giảm đi và biến mất với những biện pháp đơn giản như uống nước hay nghỉ ngơi. Thay vì thế, những cơn gò này sẽ ngày càng tăng lên về cường độ cũng như thời gian và khoảng cách giữa các cơn gò. Tất cả những cơn gò này giúp cổ tử cung mở rộng và chuẩn bị cho em bé chào đời.
Trong giai đoạn đầu của chuyển dạ, các cơn gò thường kéo dài từ 30 đế 90 giây và cách xa nhau. Đến khi chuyển dạ thật sự, các cơn gò chỉ còn cách nhau 5 phút. Cổ tử cung sẽ mở rộng khiến cơn gò xuất hiện bao quanh cả cơ thể từ sau lưng ra trước bụng. Người mẹ còn có thể phải chịu đựng chứng chuột rút ở chân trong lúc này, vì vậy cần có sự hỗ trợ của người thân để đưa sản phụ đến bệnh viện nhanh nhất, sẵn sàng để sinh em bé an toàn.
Các cơn gò cứng bụng khi mang thai thường khiến thai phụ vô cùng lo lắng, tuy nhiên nếu chỉ là cơn gò sinh lý, mẹ mang thai chỉ cần nghỉ ngơi, uống nước, tránh làm việc nhiều sẽ cảm thấy thuyên giảm. Quan trọng nhất là giữ được tinh thần lạc quan, thoải mái để duy trì sức khỏe tốt cho cơn chuyển dạ thật sự. Chỉ khi có các hiện tượng bất thường trong cơn gò như bụng lệch sang một bên, bụng bị nhồi lên xuống nhiều, xuất huyết,... thì hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để tránh tình trạng sinh non nhé!
Quỳnh Trang
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.