Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Cần bổ sung bao nhiêu vitamin B9 cho bà bầu là đủ?

Ngày 23/08/2021
Kích thước chữ

Vitamin B9 đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể con người, đặc biệt là sản phụ. Vậy bổ sung vitamin B9 cho bà bầu như thế nào là đủ? Tìm hiểu ngay!

Vitamin B9 hay còn gọi là Axit Folic, là một vi chất tan trong nước và đóng vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe của mẹ bầu. Và cũng như những loại vitamin khác thì mẹ bầu cần được nạp vào một lượng vitamin B9 nhất định, vậy bổ sung vitamin B9 cho bà bầu bao nhiêu là đủ, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tác dụng của vitamin B9 đối với bà bầu?

Trước khi tìm hiểu bổ sung vitamin B9 cho bà bầu lượng bao nhiêu thì chúng ta cần biết qua tác dụng của loại vitamin này. Vitamin B9 đóng có rất nhiều tác dụng đến sức khỏe sản phụ, đặc biệt là 4 tác dụng dưới đây:

  • Giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi: Được biết thai nhi đã hình thành não và tủy sống ngay ở giai đoạn đầu của thai kỳ vì vậy người mẹ lúc này cần được bổ sung axit folic (vitamin B9) để giúp cho thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh và bình thường.
  • Phòng ngừa nhiều dị tật, khuyết tật ở não và tủy sống; nứt đốt sống: Theo kết quả nghiên cứu thì nếu mẹ bầu được bổ sung đầy đủ lượng vitamin B9 cần thiết sẽ giúp phòng ngừa được 50% - 70% dị tật ống thần kinh ở thai thi, giảm nguy cơ bị hở hàm ếch hoặc sứt môi,...
  • Vitamin B9 giúp ngăn ngừa thiếu máu: Vitamin B9 vốn giúp cung cấp hồng cầu và các tế bào máu cho cơ thể vậy nên mẹ bầu nếu bổ sung đầy đủ sẽ giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu cho cả thai nhi lẫn sản phụ. Ngoài ra axit folic còn giúp ngừa chứng tiền sản giật khi mang thai, ngăn ngừa sảy thai, sinh non hay suy dinh dưỡng…..
  • Giảm nguy cơ gây ung thư: Vitamin B9 có thể giúp giảm một số bệnh như ung thư ruột kết, ung thư vú hoặc ung thư cổ tử cung,...

can-bo-sung-bao-nhieu-vitamin-b9-cho-ba-bau-la-du

Tác dụng của vitamin B9 đối với bà bầu

Hơn nữa, ngoài 4 tác dụng chính này thì vitamin B9 cũng đồng thời giúp ngăn ngừa các loại bệnh như: đột quỵ, mất trí nhớ (do nồng độ homocystein trong máu sẽ tăng cao, dễ dẫn đến bệnh Alzheimer), trầm cảm, đau thần kinh, đau cơ bắp, xơ vữa động mạch…

Cần bổ sung bao nhiêu vitamin B9 cho bà bầu là đủ?

Vậy cần bổ sung vitamin B9 cho bà bầu bao nhiêu là đủ?  Thường sẽ có ba giai đoạn là trước, trong và sau khi mang thai, vậy nên tùy theo từng giai đoạn mà chúng ta nên bổ sung lượng axit folic cho bà bầu khác nhau.

Thông thường thì một người sẽ cần bổ sung từ 180-200 mcg vitamin B9 nhưng đối với sản phụ hàm lượng này có chút thay đổi, cụ thể như sau:

  • Trước khi mang thai: Sản phụ cần bổ sung ít nhất 400 mcg axit folic mỗi ngày, bắt đầu ít nhất từ một tháng trước khi có ý định mang thai
  • Trong khi mang thai: Đối với phụ nữ mang thai cần 360 – 400 mcg axit folic / ngày
  • Sau khi sinh: 
    • Phụ nữ cho con bú trong 6 tháng đầu chỉ cần 280 mcg vitamin B9 / ngày
    • Phụ nữ cho con bú 6 tháng tiếp theo cần 260 mcg / ngày.

can-bo-sung-bao-nhieu-vitamin-b9-cho-ba-bau-la-du-2

Cần bổ sung bao nhiêu vitamin B9 cho bà bầu là đủ

Ngoài ra, nếu sản phụ có tiền sử bệnh dị tật ống thần kinh thì sẽ cần bổ sung một lượng vitamin B9 cao hơn đó là 4.0000 mcg / ngày. Và để biết chính xác nhất lượng vitamin B9 cần thiết thì mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh dẫn đến tình trạng thiếu hoặc thừa vitamin B9.

Nếu bạn tìm thuốc axit folic nào tốt cho bà bầu thì có thể tham khảo một số loại sau: Avisure Safoli, Blackmore Folate, Nature Made hoặc Avisure mama. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn thuốc folate cho bà bầu phù hợp nhất.

Vậy sẽ ra sao nếu thừa axit folic?

Việc bổ sung vitamin B9 cho bà bầu là điều cần thiết nhưng nếu bổ sung quá nhiều làm dư thừa vitamin B9 sẽ dẫn đến 4 tác hại lớn sau đây:

  • Không nhận ra được sự thiếu hụt của vitamin B12: Lượng vitamin B9 quá cao dẫn đến việc bạn không nhận ra được sự thiếu hụt của vitamin B12. Điều này dẫn đến não và thần kinh dễ bị tổn thương. Vì vậy nếu gặp phải những triệu chứng như mệt mỏi, mất tập trung hay khó thở thì mẹ bầu nên đi kiểm tra ngay nhé.
  • Làm cho tình trạng giảm trí nhớ xảy ra nhanh hơn: Vitamin B9 dư thừa cũng dễ dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ. Theo nghiên cứu thì những người ở độ tuổi từ 60 trở lên sẽ có hàm lượng axit folic cao và hàng lượng vitamin B12 thấp khiến trí nhớ giảm sút hơn những người bình thường.
  • Bên cạnh đó những người này cũng dễ gặp phải tình trạng mất chức năng não cao hơn 3,5 lần so với người bình thường.
  • Gây tình trạng chậm phát triển não ở trẻ: Việc bổ sung dư thừa lượng vitamin B9 sẽ khiến trẻ tăng đề kháng insulin và dẫn đến việc não chậm phát triển. Theo nhiều nghiên cứu liên quan đến nồng độ vitamin B9 trong máu cho thấy việc bổ sung quá nhiều vitamin B9 khi mang thai dẫn đến nguy cơ kháng insulin cao hơn ở trẻ em độ tuổi từ 9-13 tuổi.
  • Tăng nguy cơ tái phát ung thư: Bổ sung hàm lượng quá cao sẽ khiến các tế bào trong cơ thể bị dư thừa vitamin B9 gây tác dụng phụ làm cho tế bào ung thư phát triển và lan rộng. Ngược lại nếu bổ sung vừa đủ vitamin B9 sẽ giúp các tế bào khỏe mạnh, ngăn ngừa và bảo vệ chúng khỏi nguy cơ ung thư.
  • Một nghiên cứu đã kết luận rằng với những người được chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt, nếu bổ sung mỗi ngày hơn 1.000 mcg axit folic thì có nguy cơ tái phát ung thư cao hơn 1.7% – 6.4%

can-bo-sung-bao-nhieu-vitamin-b9-cho-ba-bau-la-du-1

Việc bổ sung dư thừa vitamin B9 sẽ dẫn đến các nguy cơ sức khỏe

Như vậy thông qua bài viết trên đã phần nào giúp bạn hiểu hơn về vitamin B9 cũng như hàm lượng cần thiết để bổ sung loại vitamin B9 cho bà bầu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, thai phụ vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ có chuyên môn để tránh xảy ra những trường hợp không mong muốn nhé!

Thủy Phan

(Nguồn: Tổng Hợp)

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Vitamin b