Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cần làm gì khi trẻ bị sốt và ho trong mùa dịch

Ngày 31/08/2021
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Virus COVID-19 và cảm lạnh đều gây nên triệu chứng sốt, ho, khó thở. Vì thế nếu trẻ xuất hiện dấu hiệu cảm sốt trùng với thời điểm bùng phát đại dịch thì mẹ không nên quá lo lắng. Bài viết hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị sốt ho trong mùa dịch.

Bỗng một ngày mẹ phát hiện con bị cảm sốt kèm theo các triệu chứng viêm đường hô hấp, khi tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp,và mẹ cũng không thể đưa con đi bác sĩ ngay, điều này chắc chắn sẽ làm nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Để nhận biết chính xác dấu hiệu bệnh của con, mẹ cần xem xét lại yếu tố dịch tễ để có hướng xử lý kịp thời.

Hạ sốt nhanh chóng cho trẻ

Cần làm gì khi trẻ bị sốt ho trong mùa dịch 1Những việc cần làm khi trẻ bị sốt ho trong mùa dịch

Trước tiên, mẹ cần cặp nhiệt kế để biết chính xác nhiệt độ của con. Mẹ có thể đo nhiệt độ ở nách hoặc dưới hậu môn, khi nhiệt độ lớn hơn 37,5 °C là trẻ đang bắt đầu lên cơn sốt. Lúc này mẹ có thể cho con dùng thuốc hạ sốt với đúng liều lượng. Để chắc chắn bạn có thể gọi đến bác sĩ thân quen hoặc nhân viên y tế của phường đang cư trú về liều lượng và cách dùng. Một số loại thuốc có thể sử dụng là Paracetamol hoặc Acetaminophen, ứng với từng độ tuổi và cân nặng sẽ có cách dùng khác nhau.

Nếu trẻ không sốt quá cao mà vẫn có thể chơi đùa, ăn uống, mẹ có thể sử dụng thuốc nhét hậu môn hoặc miếng dán hạ sốt (thay vì dùng thuốc) để giúp con bớt khó chịu.

Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi để con thở dễ dàng hơn

Những triệu chứng viêm đường hô hấp dễ xuất hiện cùng cơn sốt của trẻ, và nghẹt mũi khó thở sẽ khiến trẻ vô cùng khó chịu. Lúc này mẹ có thể nhỏ 1 giọt muối sinh lý vào 2 bên mũi của trẻ để dọn sạch đờm, khiến con dễ thở hơn. Nếu không có sẵn nước muối tại nhà, mẹ có thể hòa khoảng ¼ thìa cà phê muối vào 200ml nước tinh khiết, khuấy đều và nhỏ mũi cho con.

Cho trẻ uống nhiều nước để nhanh hạ sốt

Nếu trẻ đang bú mẹ thì bạn có thể cho con dùng thêm 30ml trong mỗi lần bú. Còn đối với trẻ lớn thì bạn có thể cho con uống thêm nước lọc hoặc nước ép hoa quả như cam, chanh. Điều này có thể giúp cơ thể trẻ lưu thông máu tốt hơn, nước ép hoa quả cũng bổ sung thêm nhiều vitamin như A, C, D, E giúp con tăng cường sức đề kháng và trị sốt nhanh chóng đúng cách và hiệu quả cho bé.

Mặc quần áo thoáng mát, nằm trong phòng có nhiệt độ thích hợp

Cần làm gì khi trẻ bị sốt ho trong mùa dịch 2Cho trẻ nghỉ ngơi đúng cách khi bị sốt

Khi sốt bé thường cảm thấy ớn lạnh nên mẹ thường trùm chăn nhiều và mặc thêm quần áo dài để giữ ấm cho trẻ. Tuy nhiên, khi sốt thì trẻ cần được tỏa nhiệt nhanh để nhanh chóng hạ nhiệt độ, bên cạnh việc uống nhiều nước thì ba mẹ cần cho con mặc đồ rộng rãi, thoáng mát, không đắp chăn quá chặt.

Nhiệt độ phòng cũng phải phù hợp, nếu là buổi sáng mẹ nên mở cửa sổ và đặt một chiếc quạt ở chế độ quay để không khí lưu thông và làm thoáng mát không gian trong phòng. Nếu là buổi tối thì mẹ có thể bật máy lạnh ở nhiệt độ 28 độ, giúp trẻ cảm thấy mát mẻ và không cảm thấy bí bách hoặc quá lạnh.

Cho trẻ nghỉ ngơi trên giường

Một số trẻ khi sốt vẫn tỉnh táo và muốn chơi đùa. Nhưng mẹ nên cho con nghỉ ngơi trên giường để tiết kiệm năng lượng, và có thể ngủ 1 giấc để cơ thể thoải mái hơn. Nếu trẻ hoạt động quá nhiều khi bị sốt có thể khiến tình trạng nặng thêm, đau đầu và mệt mỏi kéo dài. Nếu trẻ muốn tắm thì mẹ nên lau mình cho con sạch sẽ bằng nước ấm hoặc tắm nhanh (không gọi đầu) trong khoảng 5p. Tránh cho con tắm nước lạnh hay lau mặt bằng cồn vì có thể làm cơn sốt nặng hơn.

Có chế độ ăn uống đúng cách 

Cần làm gì khi trẻ bị sốt ho trong mùa dịch 3Có chế độ dinh dưỡng đúng cách cho trẻ

Bên cạnh việc uống thuốc và nghỉ ngơi thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng để giúp con nhanh khỏi bệnh. Trẻ bị sốt thường xuất hiện những dấu hiệu sau:

Con biếng ăn, ăn không ngon: Mẹ không nên quát nạt trẻ mà nên nấu những món ăn bổ dưỡng trẻ đặc biệt thích để kích thích con ăn ngon hơn. Không nên ép trẻ ăn những món ăn trẻ không thích.

Con mệt mỏi, đau nhức cơ thể nên không muốn tự ngồi dậy để ăn uống: Lúc này mẹ nên đút cho trẻ ăn, cho con dựa vào thành giường và ăn từng muỗng nhỏ. Không nên vừa ăn vừa nằm vì sẽ khiến trẻ bị đầy bụng, khó tiêu.

Trẻ mệt mỏi, ăn dễ nôn ói: Lúc này mẹ nên cho bé ăn các món ăn mềm dễ tiêu hóa với khẩu phần ăn được chia nhỏ ra thành nhiều bữa. Tốt nhất mẹ nên dùng nước hầm xương để nấu súp hoặc cháo cho con, tránh ăn những món ăn cay, nóng và nhiều dầu mỡ.

Nếu mẹ đã thực hiện tất cả những bước sau mà con vẫn không có dấu hiệu hạ sốt, mẹ cần nhanh chóng liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để nhận được sự giúp đỡ.  Nếu trẻ cần phải đến bệnh viện để thăm khám thì mẹ cần thực hiện đúng quy định 5K của bộ y tế. Trang bị đầy đủ vật dụng khi khẩu trang y tế, kính chống giọt bắn, khăn giấy và nước xịt khuẩn để sử dụng.

Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm