Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều bậc cha mẹ thường dùng tăm bông ngoáy mũi cho con khi thấy con bị sổ mũi vì lo ngại gỉ mũi sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý khi ngoáy mũi cho trẻ sơ sinh để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của bé. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần lưu ý cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách.
Tăm bông là một sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống, nó đặc biệt là một dụng cụ rất hữu ích trong việc vệ sinh mũi và tai cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng cách, nó có thể gây hại cho em bé.
Những dụng cụ cần thiết mẹ nên chuẩn bị trước khi vệ sinh mũi cho trẻ là: Tăm bông, nước muối sinh lý, khăn thấm sữa. Với tăm bông, mẹ nên ưu tiên chọn loại đầu thật nhỏ, đầu tròn và có rãnh để ngoáy mũi cho bé dễ dàng hơn.
Quá trình vệ sinh mũi rất dễ khiến trẻ bị đau, thậm chí chảy máu. Vì vậy, trước khi vệ sinh mũi mẹ nên đặt trẻ nằm cố định, giữ thẳng chân tay không để trẻ không cử động mạnh, đặc biệt không nên cười đùa với trẻ trong thời điểm này.
Sau đó mẹ nhỏ 1 - 2 giọt nước muối sinh lý vào mỗi lỗ mũi hoặc lấy khăn mềm nhúng vào nước ấm 30 - 40oC. Cả hai phương pháp này đều nhằm mục đích làm mềm mũi nhanh hơn và dễ loại bỏ các chầy nhầy hay bụi bẩn đang có trong mũi của bé. Các mẹ cũng có thể kết hợp với các thiết bị xịt rửa mũi chuyên dụng để có hiệu quả làm sạch tốt hơn.
Khi ghỉ mũi tan hết, lúc này mẹ nhớ dùng tăm bông nhẹ nhàng để loại bỏ gỉ mũi, sau đó vệ sinh mũi cho bé. Nếu không loại bỏ gỉ thì lâu ngày nó có thể gây tắc nghẽn đường thở.
Dưới đây là một số sai lầm phổ biến mà cha mẹ thường mắc phải khi vệ sinh mũi cho con:
Rửa tay thật sạch trước khi lau mũi và tai cho bé bằng tăm bông để giảm thiểu nguy cơ nhiễm vi khuẩn vào mũi và tai cho bé. Nên nhớ lỗ mũi và tai của trẻ sơ sinh rất nhỏ, mẹ nên chọn loại tăm bông cho trẻ có đầu nhỏ để không làm tổn thương hai bộ phận này của trẻ.
Làm ẩm đầu bông bằng nước muối để làm mềm bông giúp làm sạch nhanh hơn mà không làm tổn thương mũi và tai của bé.
Tuyệt đối không dùng 1 tăm bông để vệ sinh 2 lỗ mũi và tai. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lây nhiễm chéo vi rút, vi khuẩn từ mũi, từ tai này sang tai kia của mũi và tai khác.
Không nên dùng quá nhiều tăm bông để vệ sinh mũi hoặc tai cho bé, vì điều này khiến trẻ bị tổn thương và nhiễm trùng nặng hơn.
Đây là một trong những phương pháp rất phổ biến và đảm bảo an toàn, lại hiệu quả. Đầu tiên, mẹ chọn một con gà, vịt hoặc lông ngỗng và rửa thật sạch để thật khô. Cũng như trên mẹ nhỏ một giọt nước muối vào mũi trẻ sẽ giúp làm tan và mềm gỉ mũi.
Sau đó, mẹ phe phẩy nhẹ phần lông trước mũi của bé. Hành động này sẽ khiến bé bị ngứa và hắt hơi. Khi đó gỉ mũi sẽ rơi ra. Sau đó dùng khăn mềm để lau mũi cho bé, làm như vậy vài lần để hết gỉ mũi.
Đầu tiên, mẹ đặt trẻ nằm trên một chiếc gối có kích thước vừa phải. Nghiêng đầu trẻ sang một bên để việc hút dễ dàng hơn. Sau đó mẹ nhỏ vào mũi 1 - 2 giọt nước muối sinh lý để làm sạch và mềm mũi.
Mẹ dùng tay xoa nhẹ hai bên cánh mũi để làm mềm và lỏng ra. Mẹ một tay giữ đầu trẻ, tay kia cầm máy hút mũi, nhẹ nhàng đưa vào mũi trẻ và dùng ngón tay cái bóp vào bình để đẩy hết không khí trong bình ra ngoài nhằm tạo môi trường chân không. Cuối cùng, mẹ thả ngón tay cái ra để tạo lực hút giúp hút chất nhầy ra ngoài.
Sau đó nghiêng người trẻ sang bên kia và lặp lại động tác tương tự với mũi bên kia. Các mẹ lưu ý không nên hút mũi cho trẻ quá thường xuyên vì dễ khiến niêm mạc mũi của trẻ bị khô và tổn thương. Khi trẻ bị cảm cúm cũng có thể dùng biện pháp này để hút hết nước mũi, giúp trẻ hít thở dễ dàng hơn.
Một số loại máy hút mũi cho bé tốt, cha mẹ nên tham khảo:
Chuẩn bị: Giấy lụa (chất liệu bền, an toàn cho bé).
Thực hiện:
Tóm lại, việc vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh bằng tăm bông là cần thiết để tránh chất nhầy, dịch mũi gây tắc nghẽn đường thở. Tuy nhiên, mẹ nên tuân thủ các quy tắc an toàn và tuân thủ một số lưu ý quan trọng để không làm tổn thương niêm mạc mũi của bé. Chúc các mẹ thành công!
Nga Linh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.