Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cảnh giác cao độ với bệnh cảm cúm ở mẹ bầu

Ngày 06/05/2018
Kích thước chữ

Bệnh cảm cúm ở mẹ bầu không chỉ gây nguy hiểm cho sức khỏe của người mẹ mà khả năng gây dị tật cho thai nhi là rất lớn.

Bệnh cảm cúm ở mẹ bầu không chỉ gây nguy hiểm cho sức khỏe của người mẹ mà khả năng gây dị tật cho thai nhi là rất lớn.

Bệnh cảm cúm là bệnh thường gặp do siêu vi gây ra, bệnh rất dễ lây lan, nhất là đối với những đối tượng có sức đề kháng suy giảm như phụ nữ đang mang thai.

Cảnh giác cao độ với bệnh cảm cúm ở mẹ bầu 1
Mẹ bầu bị cảm cúm rất nguy hiểm

1. Mẹ bầu bị cảm cúm

Trong quá trình mang thai, có rất nhiều yếu tố trong cơ thể bị biến đổi gây ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ, đặc biệt là làm suy giảm hệ miễn dịch một cách trầm trọng. Hệ miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn tấn công và gây ra nhiều bệnh tật cho phụ nữ mang thai. Trong đó, bệnh cảm cúm là thường gặp hơn cả. Bệnh cảm cúm ở phụ nữ mang thai thường kéo dài và nặng hơn ở những bệnh nhân bình thường khác. Trung bình một trường hợp cảm cúm có thể kéo dài một tuần nhưng với các bà bầu thì có thể lâu hơn nhiều. Bị cảm cúm khi mang thai nếu không được chữa trị đúng và kịp thời sẽ dẫn đến viêm phổi. Bệnh viêm phổi ở phụ nữ mang thai cũng nguy hiểm hơn nhiều so với các trường hợp bình thường khác.

Cảnh giác cao độ với bệnh cảm cúm ở mẹ bầu 2
Hệ miễn dịch của mẹ bầu bị suy giảm nên rất dễ mắc cảm cúm

2. Cảm cúm gây ảnh hưởng đến thai nhi

Trong ba tháng đầu thai kỳ, nếu mẹ bầu bị nhiễm virus cảm cúm thì có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi vì đây là giai đoạn hình thành và sắp xếp các tổ chức đầu, mặt mũi, chân tay…của bé. Các loại virus có thể làm rối loạn nhiễm sắc thể, từ đó dễ gây dị tật ở thai nhi.

Ngoài ra, một số trường hợp cảm cúm ở phụ nữ mang thai có thể làm tăng khả năng sẩy thai, thai chết lưu hoặc sinh non trong những tháng cuối thai kỳ. Các nhà chuyên viên y tế cũng cho biết rằng, trong 5 tháng đầu thai kỳ, não bộ của thai nhi rất dễ bị tổn thương do bệnh cúm của người mẹ. Lý do là bởi các kháng thể cúm của mẹ có thể lọt qua nhau thai và tác động xấu đến hệ miễn dịch còn non nớt của bào thai. Tiếp đến là sự hiện diện những chất liệu gen của virus cúm.

3. Phòng ngừa cảm cúm ở mẹ bầu

Để phòng ngừa bệnh cảm cúm ở phụ nữ mang thai, các bác sĩ khuyên bạn nên chích ngừa trước khi có bầu. Đối với những trường hợp chưa chích ngừa mà đã có em bé, người mẹ nên theo dõi và tránh xa các nguồn lây bệnh như hạn chế đến nơi công cộng, chốn đông người.

Tuy nhiên, khi lỡ mắc phải bệnh cúm, các mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng, sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Điều nên làm lúc này là đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng mức. Đặc biệt, không nên tự ý dùng thuốc và áp dụng các bài thuốc dân gian không có căn cứ. Đồng thời, mẹ bầu cần nâng cao sức đề kháng cho cơ thể bằng cách ăn uống đủ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, dầu cá, các vitamin nhóm B…

Cảnh giác cao độ với bệnh cảm cúm ở mẹ bầu 3
Tiêm vắc xin giúp phòng ngừa cảm cúm hiệu quả

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên thường xuyên chú ý tới cảm giác của mình để có thể phát hiện sớm những bất thường của sức khoẻ trong mùa dịch bệnh. Từ đó có hướng phòng và điều trị bệnh kịp thời.

Hường

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin