Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Thanh Hương
Mặc định
Lớn hơn
Sushi là món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích nhờ hương vị tươi ngon và sự đa dạng. Tuy nhiên, việc ăn sushi lại khiến nhiều phụ nữ mang thai lo ngại vì hệ tiêu hóa của họ vốn đang nhạy cảm. Vậy thực tế bầu ăn sushi được không và cần lưu ý gì để đảm bảo an toàn?
Trong thai kỳ, chế độ ăn uống luôn là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ bầu. Sushi là món khoái khẩu của nhiều thai phụ, nhưng họ không biết liệu bầu ăn sushi được không nên lo lắng không dám ăn. Hãy cùng đi tìm lời giải đáp và cách ăn sushi để mẹ bầu vừa cảm thấy ngon miệng, vừa yên tâm về sức khỏe nhé!
Sushi là một món ăn truyền thống nổi tiếng của Nhật Bản, được chế biến từ cơm trộn giấm kết hợp với các nguyên liệu khác như hải sản, thịt, trứng, rau củ, tạo nên hương vị hài hòa và hấp dẫn. Bà bầu hoàn toàn có thể ăn sushi nếu biết chọn đúng loại và mua tại những địa chỉ uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Loại sushi mẹ bầu có thể ăn là các loại được chế biến chín kỹ, không chứa hải sản sống hoặc trứng sống như: Sushi cuộn với trứng đã nấu chín, rau củ, cá, lươn, tôm đã được nướng hoặc hấp chín hoàn toàn. Một lựa chọn an toàn khác là sushi tempura, với tôm hoặc rau củ được chiên giòn thơm ngon. Mẹ bầu cũng nên tránh các loại sushi có nguy cơ dị ứng cao như hải sản có vỏ hoặc cá biển, đặc biệt nếu trước đó từng có tiền sử dị ứng với các thực phẩm này.
Ngược lại, những loại sushi mẹ bầu nên tuyệt đối tránh bao gồm sushi chứa cá sống, trứng sống hoặc hải sản sống. Đây là nhóm thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ cao về nhiễm khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng. Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), phụ nữ mang thai nên tránh tuyệt đối các loại thực phẩm sống như cá sống, hải sản sống, trứng sống để giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria hoặc ký sinh trùng gây sảy thai, sinh non hoặc ảnh hưởng đến thai nhi.
Tìm hiểu bầu ăn sushi được không là vô cùng cần thiết bởi sushi là món ăn hấp dẫn nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không lựa chọn đúng cách.
Nguy cơ nhiễm khuẩn và ký sinh trùng từ các loại cá sống, hải sản sống trong sushi là điều không thể xem nhẹ. Những tác nhân như vi khuẩn Listeria, Salmonella hay ký sinh trùng giun sán có thể tồn tại trong thực phẩm sống nếu không được chế biến kỹ. Với phụ nữ mang thai, bị nhiễm khuẩn hay ký sinh trùng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như sẩy thai, sinh non hoặc làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi.
Một số loại cá phổ biến dùng làm sushi như cá ngừ đại dương, cá kiếm có thể chứa lượng thủy ngân cao. Việc tích tụ thủy ngân trong cơ thể mẹ bầu, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi, làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh hoặc chậm phát triển trí tuệ ở trẻ.
Trong thai kỳ, cơ địa mẹ bầu thường nhạy cảm hơn bình thường, dễ dị ứng hải sản hoặc gia vị đi kèm trong sushi. Ngoài ra, hệ tiêu hóa khi mang thai hoạt động kém hiệu quả hơn khiến một số mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa sau khi ăn sushi dù trước đây không bị.
Bầu ăn sushi được không đến đây bạn đã biết. Vậy bà bầu cần lưu ý gì khi ăn sushi để đảm bảo an toàn? Ngoài việc chọn loại sushi phù hợp như đã nói đến ở trên, mẹ bầu hãy ưu tiên chọn những nhà hàng uy tín, có quy trình chế biến đảm bảo vệ sinh và sử dụng nguyên liệu tươi sạch, rõ nguồn gốc. Điều này giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc sử dụng phải thực phẩm không đảm bảo chất lượng.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên hỏi kỹ về thành phần món ăn trước khi gọi để tránh các loại sushi chứa cá, hải sản chưa được nấu chín hoặc cá chứa nhiều thủy ngân. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn quá nhiều sushi trong một lần dù đã lựa chọn loại an toàn.
Cơm sushi thường được làm từ gạo trắng - nguồn carbohydrate tinh chế có thể làm tăng nhanh lượng đường trong máu nếu ăn với số lượng lớn. Vì vậy, mẹ bầu, đặc biệt là những người có nguy cơ cao hoặc đã được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ nên kiểm soát khẩu phần ăn sushi hợp lý. Nếu chỉ ăn sushi mà không đa dạng hóa các loại thực phẩm khác, bà bầu có thể bị mất cân bằng dinh dưỡng, không tốt cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi.
Khi đã biết bầu ăn sushi được không, thai phụ có thể yên tâm thưởng thức món khoái khẩu của mình. Chỉ cần ăn đủ lượng và đúng cách, mẹ bầu sẽ nhận được vô vàn lợi ích cho sức khỏe.
Ăn sushi với các loại nguyên liệu đã nấu chín như tôm, cua, lươn hoặc trứng là cách để mẹ bầu bổ sung nguồn protein dễ tiêu hóa. Protein là thành phần quan trọng hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi, và giúp mẹ duy trì sức khỏe và năng lượng trong suốt thai kỳ.
Một số loại sushi an toàn làm từ cá hồi chín hoặc cá đã qua xử lý kỹ lưỡng là nguồn cung cấp Omega-3 dồi dào, đặc biệt là DHA và EPA. Đây là những dưỡng chất thiết yếu góp phần quan trọng vào sự phát triển não bộ và thị giác của thai nhi. Omega-3 cũng hỗ trợ sức khỏe tim mạch cho mẹ và giúp giảm nguy cơ sinh non hoặc trầm cảm sau sinh.
Các món sushi còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Điển hình là vitamin B12 giúp hỗ trợ chức năng hệ thần kinh, i-ốt cần thiết cho tuyến giáp và sự phát triển trí não của thai nhi. Sắt và kẽm giúp phòng ngừa thiếu máu và tăng cường hệ miễn dịch. Canxi và phốt pho từ các nguyên liệu trong sushi cũng góp phần giúp xương và răng của mẹ và bé chắc khỏe hơn.
Trong thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường gặp tình trạng mệt mỏi, buồn nôn hoặc chán ăn. Sushi là món ăn nhẹ nhàng, dễ ăn, giúp kích thích vị giác và tạo cảm giác ngon miệng. Việc bổ sung sushi vào thực đơn hợp lý giúp mẹ bầu thay đổi khẩu vị, ăn ngon miệng hơn.
Hy vọng với những thông tin trên bạn đã giải đáp được thắc mắc mẹ bầu ăn sushi được không. Phụ nữ mang thai không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn sushi, nhưng cần lựa chọn loại phù hợp và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu còn lo lắng, mẹ nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để có lời khuyên chính xác nhất. Ăn uống đúng cách sẽ giúp mẹ vừa thỏa mãn sở thích vừa đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.