Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Cắt túi mật sống được bao lâu? Khi nào cần thực hiện cắt túi mật?

Ngày 29/04/2023
Kích thước chữ

Phẫu thuật cắt túi mật là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả cho các bệnh lý về túi mật. Tuy nhiên, sau khi tiến hành phẫu thuật, bạn cần phải chú ý đến việc phục hồi sức khỏe để tránh các biến chứng và nhằm đạt hiệu quả tốt nhất. Một trong những câu hỏi được đặt ra là cắt túi mật sống được bao lâu?

Thực tế, thời gian sống sau cắt túi mật thường không có quy định cụ thể mà tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt hằng ngày và sự tuân thủ sau phẫu thuật mới chính là yếu tố quyết định. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức quan trọng về thời gian sống của người bệnh sau phẫu thuật cắt túi mật.

Các bệnh liên quan đến túi mật

Để biết chính xác cắt túi mật sống được bao lâu thì chúng ta cần phải hiểu rõ những bệnh liên quan đến túi mật. Dưới đây là những bệnh lý liên quan đến túi mật thường gặp nhất.

  • Sỏi túi mật: Sỏi túi mật là một bệnh lý do sự kết tụ khối rắn từ các thành phần trong dịch mật gồm canxi, sắc tố mật và cholesterol. Bệnh này khiến cho chúng ta có các triệu chứng đau vùng bụng, nhiều biến chứng nguy hiểm khác ảnh hưởng đến tính mạng nếu không điều trị sớm và kịp thời.
  • Nhiễm trùng túi mật: Các thống kê hiện nay cho thấy những ca nhập viện đều trong tình trạng bị nhiễm trùng nặng túi mật do sỏi mật hoặc cũng có thể do giun chui vào túi mật cùng với vi khuẩn gây bệnh. Đa số bệnh nhiễm trùng túi mật thường được phát hiện vào giai đoạn nặng nên phải tiến hành cắt bỏ túi mật.
  • Viêm túi mật: Sỏi mật sẽ cản trở quá trình lưu thông của dịch mật trong túi mật gây tắc nghẽn và làm tổn thương thành túi, lúc này vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào túi mật rất dễ dàng gây viêm túi mật cấp. 
  • Polyp túi mật: Polyp túi mật là một khối u nhỏ trên bề mặt của túi mật. Thường thì chúng không gây ra triệu chứng và được phát hiện trong khi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp polyp túi mật có thể trở thành ung thư túi mật.
  • Ung thư túi mật: Ung thư túi mật là tình trạng nguy hiểm nhất nhưng cũng rất hiếm gặp. Nó có thể xuất hiện ở bất kỳ phần nào của túi mật và có những triệu chứng như đau bụng, giảm cân, mệt mỏi. Ung thư túi mật là một căn bệnh nghiêm trọng cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Cắt túi mật sống được bao lâu? 1
Sỏi túi mật là một bệnh lý do sự kết tụ khối rắn từ các thành phần trong dịch mật

Khi nào cần cắt bỏ túi mật?

Cắt bỏ túi mật thường chỉ được thực hiện trong các trường hợp nghiêm trọng khi các vấn đề liên quan đến túi mật không thể được giải quyết bằng cách điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Các trường hợp cần cắt bỏ túi mật có thể bao gồm:

  • Viêm túi mật nặng và tái phát nhiều lần.
  • Sỏi túi mật có kích thước lớn hoặc không thể điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
  • Polyp túi mật lớn có nguy cơ trở thành ung thư.
  • Ung thư túi mật giai đoạn muộn, không thể điều trị bằng phẫu thuật hoặc hóa trị.

Cắt túi mật sống được bao lâu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vì thế trước khi quyết định cắt bỏ túi mật, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm, chẩn đoán để đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và đưa ra quyết định phù hợp nhất. Việc cắt bỏ túi mật sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, do đó bệnh nhân cần được theo dõi và điều trị kịp thời sau khi phẫu thuật để đảm bảo sức khỏe tốt nhất có thể.

Tác hại của việc cắt túi mật

Việc cắt bỏ túi mật là một phẫu thuật lớn và có thể gây ra nhiều tác hại, biến chứng. Dưới đây là chi tiết về những tác hại khi cắt bỏ túi mật:

  • Tổn thương ống mật: Khi cắt bỏ túi mật, các ống mật có thể bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật. Việc này có thể gây ra nhiều vấn đề liên quan đến hệ thống tiêu hóa bao gồm khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn và nôn mửa.
  • Tổn thương ruột và mạch máu: Trong quá trình cắt bỏ túi mật, các cơ quan xung quanh như ruột và mạch máu có thể bị tổn thương. Việc tổn thương này có thể dẫn đến viêm nhiễm hoặc chảy máu.
  • Rủi ro gây mê: Phẫu thuật cắt bỏ túi mật yêu cầu bệnh nhân phải được gây mê toàn thân, có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như phản ứng dị ứng, suy hô hấp, đột quỵ và nhiều biến chứng khác.
  • Rò mật sau mổ cắt túi mật: Khi các ống dẫn mật bị tổn thương trong quá trình cắt bỏ túi mật, chúng có thể dẫn đến việc rò mật hay giãn nở của đường dẫn mật. Các triệu chứng của tình trạng này bao gồm đau bụng, sốt và nôn mửa.
  • Sỏi tái phát: Việc cắt bỏ túi mật không loại bỏ được tất cả các sỏi, do đó sỏi có thể tái hình thành sau phẫu thuật và gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn và nôn mửa.
  • Tổn thương gan: Phẫu thuật cắt bỏ túi mật có thể gây ra tổn thương đến gan, làm suy giảm chức năng gan và ảnh hưởng đến quá trình giải độc cơ thể.

Tuy nhiên, các biến chứng trên là hiếm gặp và hầu hết bệnh nhân phục hồi sau khi phẫu thuật nên vấn đề cắt bỏ túi mật sống được bao lâu không bị ảnh hưởng. Chỉ cần bệnh nhân được theo dõi sát sao sau khi phẫu thuật để phát hiện và điều trị các vấn đề kịp thời.

Cắt túi mật sống được bao lâu? 2
Chức năng gan bị suy giảm sau phẫu thuật cắt bỏ túi mật

Cắt túi mật sống được bao lâu?

Cắt túi mật là một phẫu thuật lớn và có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của bệnh nhân. Tuy nhiên, với việc điều trị và chăm sóc đúng cách sau phẫu thuật rất nhiều bệnh nhân vẫn sống bình thường và không gặp phải các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Khi túi mật được cắt bỏ, dịch mật sẽ được gan tiết ra vào đường tiêu hóa để giúp tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, việc loại bỏ túi mật giai đoạn đầu có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của bệnh nhân. Vì khi túi mật bị loại bỏ, mật được tiết ra trực tiếp từ gan vào đường tiêu hóa mà không qua quá trình lưu trữ, điều tiết mật tập trung như trước. Điều này có thể gây ra nhiều vấn đề về chức năng tiêu hóa, bao gồm khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn và nôn mửa. Tuy nhiên theo thời gian người bệnh sẽ nhanh chóng thích nghi.

Tóm lại, cắt túi mật sống được bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tuổi tác, tình trạng sức khỏe tổng quát và mức độ bệnh. Việc theo dõi và chăm sóc sau phẫu thuật cũng rất quan trọng để giảm thiểu các biến chứng và tăng cường phục hồi sức khỏe. Do đó, bệnh nhân cần tuân thủ các chỉ định điều trị, theo dõi sức khỏe thường xuyên sau khi phẫu thuật. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào như đau bụng, buồn nôn và nôn mửa hoặc các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe, bệnh nhân nên liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ và điều trị kịp thời.

Các vấn đề quan trọng bệnh nhân hậu phẫu cắt túi mật cần lưu ý

Để đảm bảo sức khỏe và phục hồi sau phẫu thuật cắt túi mật được tốt nhất bệnh nhân nên tuân thủ các lưu ý sau:

Chế độ dinh dưỡng:

  • Tránh ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo hay đường.
  • Tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi và các loại thực phẩm giàu chất xơ giúp tiêu hóa dễ dàng.
  • Uống đủ nước để giữ cho cơ thể không bị mất nước.

Thói quen sinh hoạt:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ và tránh làm việc nặng.
  • Không uống rượu, bia hoặc các loại thuốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Thường xuyên thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng.

Tuân thủ tái khám theo quy định:

  • Bệnh nhân cần đi khám tái trong khoảng 7 - 10 ngày sau phẫu thuật để kiểm tra tình trạng phục hồi của cơ thể.
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân và liên hệ với bác sĩ nếu phát hiện có dấu hiệu lạ hoặc tình trạng không được cải thiện.
Cắt túi mật sống được bao lâu? 3
Uống đủ nước để giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng

Phẫu thuật cắt túi mật là giải pháp điều trị hiệu quả cho các bệnh lý liên quan đến túi mật. Tuy nhiên, quá trình phục hồi sau phẫu thuật là vô cùng quan trọng để giúp người bệnh có được sức khỏe tốt và giảm thiểu nguy cơ tái phát. Hy vọng bài viết này đã cung cấp thêm thông tin "cắt túi mật sống được bao lâu?" cũng như chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt và quy định tái khám. Việc tuân thủ các vấn đề này sẽ giúp cho người bệnh có thể sống lâu sau phẫu thuật và chất lượng cuộc sống được cải thiện.

Hoàng Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.