Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cây hồng ngọc là gì? Công dụng của cây hồng ngọc

Ngày 26/01/2023
Kích thước chữ

Cây hồng ngọc là dược liệu có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm nên được dùng trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền trị các bệnh về đường tiêu hoá. Vậy bạn có biết cây hồng ngọc là cây gì và công dụng như thế nào? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Cây hồng ngọc được biết đến là một loại dược liệu có công dụng kháng nấm kháng khuẩn sử dụng trong những bài thuốc Y học cổ truyền. Cây hồng ngọc được dùng để điều trị các bệnh lý như viêm nhiễm đường tiêu hóa, viêm ruột, viêm loét dạ dày, bệnh gan, viêm thận, viêm dạ dày,...

Đặc điểm cây hồng ngọc

Cây hồng ngọc được gọi là cây nhật nguyện có tên khoa học là Pseuderanthemum palatiferm (Wall) Radlk - thuộc họ Ô rô (Acanthaceae). Đây là cây bụi sống nhiều năm có các đặc điểm sau:

Chiều cao của cây từ 1 - 2 m, thân có màu xanh lục và phát triển thành nhiều cành, khi già hóa gỗ có màu nâu.

Lá cây mọc đối xứng có hình mũi, chiều dài từ 12 - 17 cm, cuống lá dài 1,5 - 2,5 cm. Đầu lá nhọn, mép nguyên và gốc lá thuôn. Hoa cây trắng pha tím, mọc thàn cụm và mọc ở đầu cành, hoa thuộc loại lưỡng tính có 5 đài tách nhau. 

Thông thường 5 cánh hoa chia thành 2 môi, môi dưới 2 thùy và môi trên 3 thùy, giữa các thùy có chút chấm tím. Hoa có 4 nhụy, trong đó 2 nhụy kép, chỉ nhụy ngắn và bao phấn có màu tím. Quả cây thuộc quả nang chứa 4 hạt.

Cây hồng ngọc còn có tên là cây nhật nguyệt Cây hồng ngọc còn có tên là cây nhật nguyệt

Loại cây này chia thành 2 nhóm và công dụng đối với sức khỏe của mỗi nhóm là khác nhau, có thể phân biệt các nhóm dựa trên những đặc điểm sau:

  • Cây hồng ngọc trắng: Nhóm cây có màu xanh nhạt ở 2 mặt, trong lá nhiều dịch nhớt tiết ra và khi phơi khô lá có thể giữ nguyên màu và chuyển xám, màu bạc trắng. Cây hồng ngọc trắng chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe nên được trồng và dùng làm thuốc.
  • Cây hồng ngọc đỏ: Khi non, đầu lá cây màu hơi nâu hoặc nâu đỏ, vị hơi chua và chát. Bề mặt bao phủ bởi một lớp lông tơ. Khi già, lá cây chuyển qua màu xanh và mặt trên có màu đậm hơn.

Lá và rễ cây là những bộ phận được dùng để làm thuốc. Dược liệu này được thu hái quanh năm, đặc biệt vào mùa mưa. Sau khi thu hoạch dược liệu sẽ được mang đi rửa sạch, để cho ráo nước và có thể dùng tươi hoặc phơi khô trong bóng râm và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Công dụng và cách sử dụng cây hồng ngọc trong chữa bệnh

Nghiên cứu khoa học cho thấy cây hồng ngọc có các thành phần hóa học như sterol, axit hữu cơ, flavonoid, carotenol, đường khử có công dụng khử trùng, kháng viêm và ngăn chặn sự hình thành gốc tự do gây ra bệnh ung thư. Lá tươi chứa 2,65 mg/g diệp lục toàn phân; 30,08% protein toàn phần và 4,9% Nito toàn phần ở lá cây khô.

Theo y học cổ truyền, rễ và vỏ cây hồng ngọc có vị đắng, lá cây không thay đổi tính vị khi già. Dược liệu có tác dụng đào thải các độc tố, thanh nhiệt cơ thể và hỗ trợ điều trị bệnh lý như xơ gan, xở phổi, u tuyến tiền liệt, làm lành vết thương hở, viêm đại tràng mạn tính, sốt cao, cảm cúm, tiểu ra máu, tả, lỵ,... 

Người bị cảm cúm, sốt cao có thể dùng lá cây hồng ngọc để hạ sốt Cây hồng ngọc dùng để chữa bệnh không thay đổi tính vị khi về già

Hỗ trợ chữa u nang và u xơ

Lá hồng ngọc từ 10 - 12 lá, rửa sạch rồi cho vào cối giã nát, đổ bát nước sôi để nguội vào lọc lấy nước thuốc, cho ít muối vào hòa tan. Uống 3 lần mỗi ngày, cách bữa ăn 1 giờ. Người bệnh cần kiên trì dùng bài thuốc trong 3 tháng để đạt được kết quả.

Bạn cũng có thể dùng lá cây hồng ngọc khô tán thành bột mịn, sau đó trộn cùng bột tam thất tỉ lệ 1:1. Hỗn hợp bột thuốc mang dùng với nước lọc trước bữa ăn, mỗi lần 1 thìa cà phê (tốt cho người bị xơ gan cổ trướng).

Chữa viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng mạn tính

Sử dụng 40 - 60 g cành và lá hồng ngọc khô sau đó thêm 600 ml nước, sắc đến lúc còn 300 ml, chia ra 3 lần uống trong ngày, uống cách bữa ăn. Sử dụng bài thuốc từ 2 tuần sẽ thuyên giảm chứng bệnh.

Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư

Một trong những công dụng cây hồng ngọc là điều trị ung thư. Người bệnh có thể dùng 10 - 15 lá hồng ngọc tươi mang đi rửa sạch, nhai chậm, kỹ rồi nuốt từ từ cả nước và bã. Ngày nhai 5 đến 6 lần. Kết hợp thêm mỗi sáng sớm và tối, lấy 1 nắm lá hồng ngọc tươi mang đi giã nát, đổ một bát nước sôi để nguội vào rồi lọc lấy nước uống. Bệnh nhân có thể dùng bài thuốc liên tục có thể trị bệnh ung thư.

Người bị cảm cúm, sốt cao có thể dùng lá cây hồng ngọc để hạ sốt Lá cây hồng ngọc điều trị bệnh ung thư một cách hiệu quả

Bài thuốc chữa u xơ phổi, u tuyến tiền liệt

Dùng 1 nắm lá hồng ngọc mang rửa sạch rồi cho vào máy xay nhuyễn với 300 ml nước lọc. Chia nước thuốc thành 3 lần uống mỗi ngày trước khi ăn. Người bệnh cần dùng bài thuốc liên tục trong vòng 1 tháng để đạt được hiệu quả.

Bài thuốc cầm máu do trĩ, ho ra máu, xuất huyết tiêu hóa

Dùng khoảng 7 - 9 lá cây hồng ngọc tươi rửa sạch nhai kỹ 2 lần mỗi ngày. Hoặc có thể dùng lá cây hồng ngọc khô mang sắc với 500 ml nước lọc, nước thuốc thu được mang đi dùng trong ngày.

Các bài thuốc khác

Bài thuốc điều trị sốt cao, cảm cúm: Sử dụng 8 lá hồng ngọc tươi mang đi rửa sạch, dùng nhai kỹ và nhai tiếp sau 1 giờ. Người bệnh cần dùng bài thuốc liên tục 3 lần có thể hạ sốt, giảm đau đầu hiệu quả.

Bài thuốc chữa chấn thương chảy máu: Giã nát cây hồng ngọc tươi (lưu ý sử dụng lá cây già) để đắp lên vết thương sau đó dùng gạc cố định lại. Sau 2 - 3 giờ mở gạc và thay bằng lá mới.

Người bị cảm cúm, sốt cao có thể dùng lá cây hồng ngọc để hạ sốt Người bị cảm cúm, sốt cao có thể dùng lá cây hồng ngọc để hạ sốt

Bài thuốc điều trị viêm nhiễm đường tiêu hóa: Dùng 7 - 9 lá cây hồng ngọc tươi được rửa sạch nhai 2 - 3 lần mỗi ngày. Sử dụng bài thuốc liên tục 5 - 7 ngày để đạt được hiệu quả cao trong điều trị.

Hướng dẫn trồng cây hồng ngọc đơn giản

Cây hồng ngọc là loài cây ưa sáng, ẩm và có khả năng chịu bóng, nhất là khi cây còn nhỏ. Cây trồng sinh trưởng trong mùa hè, mùa thu đông có hiện tượng rụng lá. Cây hồng ngọc cần trồng trên 1 năm tuổi mới có quả, tái sinh tự nhiên từ hạt, có khả năng phát triển mạnh sau khi chặt nên có thể nhân giống bằng cách châm cành.

Cây hồng ngọc nhân giống dễ dàng với cách giâm cành. Chỉ cần dùng đoạn cành hoặc ngọn cây dài 20 - 25cm cắm xuống đất ẩm là có thể ra rễ. Hồng ngọc mọc tự nhiên quanh núi, mùa vụ quanh năm. .

Cây hồng ngọc là dược liệu với nhiều công dụng cho sức khỏe, con người và sử dụng trong những bài thuốc điều trị bệnh. Dược liệu không độc tính và không gây tương tác với các loại thuốc khác. Tuy nhiên hiệu quả trị bệnh và độ an toàn còn phụ thuộc cơ địa mỗi người để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Cẩm Thơ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin