Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chăm sóc bệnh nhân uốn ván sao cho mau khỏi

Ngày 05/03/2019
Kích thước chữ

Bệnh nhân uốn ván phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc đúng cách. Khi đã điều trị kịp thời, cần có phương pháp chăm sóc bệnh nhân uốn ván đúng cách để người bệnh hồi phục nhanh chóng hơn. Tìm hiểu về những phương pháp chăm sóc sẽ rất hữu ích khi người quen hay người thân của bạn không may mắc phải bệnh này.

Phương pháp chăm sóc bệnh nhân uốn ván phù hợp sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng, rút ngắn thời gian điều trị. Trong bài viết dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ trình bày chi tiết về phương pháp chăm sóc người bệnh cũng như phòng ngừa bệnh uốn ván hiệu quả.

Những cần biết trước khi chăm sóc bệnh nhân uốn ván

Trước khi chăm sóc bệnh nhân uốn ván, người chăm sóc cần được biết những điều sau:

  • Người chăm sóc cần phải hiểu được nguồn gốc cũng như nguyên nhân dẫn đến nhiễm vi khuẩn uốn ván của người bệnh.
  • Người chăm sóc cần được biết các triệu chứng mà bệnh nhân đã và đang có của bệnh uốn ván. Người bệnh có bị co cơ, mỏi hàm hay không? Và các triệu chứng này bắt đầu xuất hiện từ thời điểm nào?
  • Người chăm sóc cần được biết đường lây nhiễm của vi khuẩn uốn vào vào cơ thể người bệnh. Người bệnh nhiễm vi khuẩn vì đạp đinh, gai đâm hay là do nhiễm trong quá trình phẫu thuật, sinh mổ, cắt dây rốn (uốn ván rốn) hay do nạo phá thai. Người chăm sóc cần được biết lý do để có hướng điều trị đúng cách.
  • Cần đánh giá mức độ nguy hiểm của vết thương hay mức độ lành, tốc độ lành của vết thương để tiếp tục chăm sóc điều trị phù hợp.
  • Người chăm sóc cần đánh giá xem người bệnh có khó thở hay khó nuốt không. Các chỉ số sinh hiệu của người bệnh hàng ngày. Đồng thời đánh giá tinh thần, nhận thức của người bệnh.

Người chăm sóc cần nắm được những điều cơ bản trên để đưa ra hướng chăm sóc phù hợp để giúp người bệnh cải thiện tình trạng bệnh cũng như thời gian điều trị bệnh uốn ván.

Chăm sóc bệnh nhân uốn ván sao cho mau khỏi 1
Người chăm sóc cần phải hiểu được nguồn gốc cũng như nguyên nhân dẫn đến nhiễm vi khuẩn uốn ván của người bệnh

Cách chăm sóc bệnh nhân uốn ván đúng cách nhất

Theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh, cách chăm sóc bệnh nhân uốn ván sẽ có những điểm khác nhau:

Trong giai đoạn đầu

Trong giai đoạn đầu, do các triệu chứng của uốn ván gây ra người bệnh khá khó vận động và mất kiểm soát bản thân. Trong giai đoạn này, người bệnh rất cần người chăm sóc hỗ trợ sinh hoạt hằng ngày.

Dưới đây là các cách chăm sóc người bệnh uốn ván:

  • Người bệnh đã có biểu hiện co giật, việc đầu tiên cần làm là khống chế các biểu hiện co giật trên để không làm tổn thương đến các cơ quan khác của cơ thể. Người chăm sóc dùng thuốc an thần dạng tiêm hoặc dạng uống tùy từng trường hợp cho người bệnh. Nhưng cần có chỉ định của bác sĩ hay cần có lời dặn của bác sĩ trước khi dùng thuốc an thần cho người bệnh. Nếu cần dùng thuốc đường tiêm, không tiêm bắp, cần tiêm đúng liều lượng và liên tục theo dõi trạng thái của người bệnh cho đến khi hết biểu hiện co giật.
  • Loại bỏ các chất đờm, dãi để người bệnh không bị ngạt thở. Hỗ trợ người bệnh vệ sinh răng miệng, mũi cho người bệnh mỗi ngày 2 - 3 lần. Người bệnh cần được rửa mắt và nhỏ thuốc hàng ngày trong quá trình điều trị bệnh.
  • Vệ sinh cá nhân thường xuyên cho người bệnh. Người chăm sóc cần thay gra giường và hỗ trợ người bệnh thay quần áo thường xuyên.
  • Người bệnh có vết loét thì cần hạn chế để người bệnh đè lên vết loét. Tốt nhất nên cho người bệnh nằm đệm hơi hay đệm nước. Cần thay đổi tư thế nằm của người bệnh thường xuyên, khoảng 2 tiếng một lần.
  • Bệnh uốn ván có ảnh hưởng đến hệ thần kinh, nên vị trí nghỉ ngơi của người bệnh cần yên tĩnh, hạn chế các tác động mạnh, kích thích thần kinh của người bệnh.
  • Hỗ trợ người bệnh uống đủ nước, nếu cần thì tiêm truyền nước cho người bệnh.
  • Đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh trong toàn bộ quá trình điều trị.
  • Không để người bệnh té, ngã. Theo dõi sinh hiệu của người bệnh để báo cho bác sĩ kịp thời.

Xử lý vết thương

Người bệnh uốn ván thường nhiễm vi khuẩn gây bệnh qua các vết thương hở, bởi vậy cách xử lý, vệ sinh vết thương hở này cũng cực kỳ quan trọng. Nếu xử lý không đúng cách, người bệnh sẽ bị bội nhiễm, các triệu chứng sẽ trở nên nặng hơn. Người chăm sóc cần:

  • Rửa vết thương và thay băng hàng ngày. Nếu vết thương có vết mủ cần dẫn lưu mủ ra ngoài.
  • Trong vết thương có dị vật, dị vật đó gây nên bệnh uốn ván thì cần lấy dị vật đó ra ngoài.
  • Vết thương đã hoại tử thì cần cắt, loại bỏ những mô chết.
  • Không băng kín hoàn toàn các vết thương. Quan sát tình trạng của vết thương, nếu cảm thấy tình trạng vết thương ngày càng nặng, vết loét càng sâu và rộng hơn, cần báo bác sĩ để tìm hướng điều trị kịp thời.
  • Cần tiêm kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Chăm sóc bệnh nhân uốn ván sao cho mau khỏi 2
Xử lý vết thương là một khâu quan trọng trong quá trình chăm sóc bệnh nhân uốn ván

Giai đoạn hồi phục

Trong giai đoạn hồi phục, người chăm sóc nên hướng dẫn người bệnh những điều sau để người bệnh phục hồi nhanh hơn, đẩy nhanh thời gian hồi phục.

  • Khuyến khích người bệnh hít thở sâu, hướng dẫn người bệnh ho khạc đúng cách.
  • Người bệnh không nên nằm quá nhiều trong thời gian dài. Khuyến khích người bệnh vận động tay chân nhẹ nhàng để các khớp hoạt động thường xuyên, không cứng khớp.
  • Khi người bệnh đã tự ăn uống được, hướng dẫn bệnh nhân nhai, nuốt đúng cách để không ảnh hưởng đến các cơ, khớp liên quan.

Những điều cần lưu ý trong quá trình chăm sóc bệnh nhân uốn ván

Người chăm sóc trong toàn quá trình điều trị bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Giai đoạn đầu của người bệnh, không được để người bệnh ăn thông qua đường miệng vì thời điểm này, người bệnh rất dễ sặc thức ăn.
  • Hạn chế tất cả các tình trạng gây kích thích thần kinh cho người bệnh, đặc biệt là trường hợp gặp người thân.
  • Người bệnh uốn ván ăn uống cần được kiểm soát riêng.

Cách tốt nhất là phòng ngừa bệnh uốn ván

Hiện nay, cách tốt nhất vẫn là tiêm vaccine ngừa bệnh uốn ván, hiệu lực của vaccine uốn ván lên tới 100%. Tất cả các đối tượng, kể cả trẻ sơ sinh, phụ nữ đang có thai tiêm vaccine ngừa uốn ván đều cần thiết. Bệnh uốn ván sẽ được điều trị đơn giản hơn nếu người bệnh chủ động tiêm vaccine uốn ván phòng bệnh. Nhưng cần lưu ý rằng, cần đảm bảo đủ số lượng mũi tiêm để đảm bảo hiệu quả của vaccine.

Chăm sóc bệnh nhân uốn ván sao cho mau khỏi 3
Cách phòng ngừa uốn ván tốt nhất là tiêm vaccine phòng bệnh

Trên đây là những thông tin chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề chăm sóc bệnh nhân uốn ván sao cho mau khỏi. Có thể thấy, chăm sóc bệnh nhân uốn ván đúng cách cũng không hề đơn giản. Cần đọc và hiểu rõ những phương pháp và lưu ý trên để hỗ trợ người bệnh trong toàn quá trình điều trị bệnh. Đồng thời cần tuân thủ theo các lời khuyên của bác sĩ trong quá trình điều trị.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm