Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Chăm sóc răng miệng cho người bị đái tháo đường cần chú ý những gì?

Ngày 09/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Người bị đái tháo đường cũng gặp rất nhiều vấn đề sức khỏe khác như: Bệnh thận, chăm sóc bàn chân đái tháo đường, chăm sóc răng miệng,... Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giải quyết những vấn đề khi chăm sóc răng miệng cho người bị đái tháo đường.

Bệnh đái tháo đường là một căn bệnh có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể bao gồm cả răng miệng. Những người mắc bệnh đái tháo đường thường phải đối mặt với nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe răng miệng cao hơn bình thường, phổ biến nhất là các bệnh về nướu răng và mất răng. Như vậy, chăm sóc răng miệng cho người bị đái tháo đường cũng là vấn đề cần quan tâm khi bạn có người thân trong gia đình mắc bệnh.

Vì sao bệnh đái tháo đường có liên quan đến vấn đề răng miệng?

Khi mắc bệnh đái tháo đường không khiến người ta gặp phải các vấn đề về răng miệng. Tuy nhiên chính lượng đường huyết tăng cao theo thời gian có thể dẫn đến các vấn đề về răng miệng.

Giống như trường hợp của các biến chứng do đái tháo đường lâu dài khác, các vấn đề về răng miệng cũng là một trong những biến chứng đáng kể. Thông thường các biến chứng do đái tháo đường gây ra là do không kiểm soát được đường huyết.

Chăm sóc răng miệng cho người bị đái tháo đường cần chú ý những gì? 1
Các vấn đề về răng miệng cũng là một trong những biến chứng của đái tháo đường

Mức đường huyết cao hơn có thể làm giảm lượng nước bọt trong miệng hoặc thay đổi hàm lượng nước bọt. Nhiệm vụ chính của nước bọt là giữ ẩm cho miệng, được sản xuất từ trong các tuyến nhỏ nằm trong và xung quanh miệng. Nước bọt còn giúp nhai và nuốt thức ăn dễ dàng hơn, đồng thời giúp ngăn ngừa tổn thương răng và nướu do vi khuẩn có hại.

Ngoài ra đường cũng là môi trường nuôi dưỡng vi khuẩn có hại tạo thành lớp phủ trên răng. Ở người mắc bệnh đái tháo đường thì dễ dàng hình thành lớp phủ trên răng do vi khuẩn tạo ra. Lớp phủ này là mảng bám, có thể gây sâu răng và kích ứng nướu vì được tích tụ trên răng gần đường viền nướu.

Nếu không loại bỏ mảng bám này bằng cách đánh răng và vệ sinh răng miệng thường xuyên, lớp phủ này sẽ cứng lại thành cao răng. Khi cao răng tích tụ không được loại bỏ bằng cách vệ sinh răng miệng thường xuyên thì cuối cùng sẽ dẫn đến các bệnh nướu răng. Như vậy chăm sóc răng miệng cho người bị đái tháo đường cũng là vấn đề quan trọng cần được quan tâm.

Chăm sóc răng miệng cho người bị đái tháo đường cần chú ý những gì? 2
Các vấn đề về nướu răng hoặc mất răng thường xảy ra ở những người mắc bệnh đái tháo đường

Những vấn đề răng miệng ở người đái tháo đường

Để biết được cách chăm sóc răng miệng cho người bị đái tháo đường thì chúng ta cần biết được các vấn đề răng miệng hay gặp phải như sau:

  • Khô miệng: Bệnh đái tháo đường không được kiểm soát có thể làm giảm lượng nước bọt dẫn đến khô miệng. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng những người bị đái tháo đường có lượng nước bọt ít hơn bình thường. Khô miệng có thể dẫn đến tình trạng đau nhức, lở loét niêm mạc, nhiễm trùng và sâu răng.
  • Viêm nướu và viêm nha chu : Bên cạnh việc làm suy yếu tế bào bạch cầu, một biến chứng khác của đái tháo đường là làm các mạch máu dày lên. Vì thế làm chậm dòng chất dinh dưỡng đến các mô và dòng chất thải từ các mô đi ra. Khi sự kết hợp của các vấn đề này, cơ thể mất khả năng chống lại sự nhiễm trùng. Bản chất của bệnh nha chu là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn nên những người bệnh đái tháo đường không được kiểm soát được đường huyết có thể mắc viêm nướu và viêm nha chu thường xuyên và nghiêm trọng hơn.
  • Sâu răng: Biểu hiện của những vùng sâu răng trên bề mặt là những lỗ nhỏ trên răng. Đây là vấn đề nha khoa phổ biến nhất. Để ngăn chặn các lỗ hở phát triển, các lỗ sâu răng phải được làm sạch và lấp đầy lại bằng vật liệu cứng.
  • Tưa miệng: Đây là một bệnh viêm nhiễm do nấm gây ra với biểu hiện các mảng trắng kem, đau đớn trên lưỡi hoặc má trong vùng miệng. Nồng độ glucose cao có thể dẫn đến lượng đường dư thừa trong nước bọt, tạo môi trường lý tưởng cho loại nấm phát triển.
  • Hội chứng bỏng miệng: Là cảm giác bỏng rát hoặc ngứa ran trong miệng, có thể kèm theo tê, khô miệng hoặc thay đổi vị giác. Tuy nhiên hội chứng này có thể khó khăn để chẩn đoán được nguyên nhân và điều trị tận gốc.
Chăm sóc răng miệng cho người bị đái tháo đường cần chú ý những gì? 3
Chăm sóc răng miệng cho người đái tháo đường là vấn đề cần quan tâm để tránh các bệnh về viêm nha chu, viêm nướu, tưa miệng

Những người bị đái tháo đường có hút thuốc thì nguy cơ mắc bệnh tưa miệng và bệnh nha chu cao gấp 20 lần so với những người không hút thuốc. Hút thuốc cũng làm giảm lưu lượng máu đến nướu nên có thể ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương ở vùng mô này.

Chăm sóc răng miệng cho người bị đái tháo đường

Để ngăn ngừa hầu hết các vấn đề liên quan đến bệnh đái tháo đường, cần thực hiện những hành động hàng ngày để ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng. Trong đó bao gồm cách chăm sóc răng miệng hàng ngày, đồng thời kiểm soát tốt lượng đường, huyết áp và nồng độ lipid.

Những gợi ý để ngăn ngừa hoặc giảm bớt các vấn đề về sức khỏe răng miệng bao gồm:

  • Kiểm soát tốt lượng đường huyết: Giữ lượng đường trong máu càng gần mức bình thường càng tốt. Thông thường tiêu chí quản lý tốt thể hiện ở mức HBA1C dưới 7%. Tuy nhiên mức HBA1C sẽ dao động và được bác sĩ tư vấn theo từng trường hợp cụ thể.
  • Đánh răng ít nhất hai lần một ngày với kem đánh răng có fluoride. Tốt hơn hết, hãy đánh răng sau mỗi lần ăn. Đồng thời để tránh tổn thương nướu thì nên sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm.
  • Dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày. Dùng chỉ nha khoa thường xuyên hơn hoặc sau mỗi lần ăn sẽ lấy sạch các mảnh thức ăn thừa tốt hơn.
  • Hạn chế hoặc cắt bỏ việc tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có đường. Bởi vì không chỉ nguy hại cho răng miệng mà còn ảnh hưởng đến mức đường huyết. Việc tăng đường huyết không kiểm soát được sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng nặng nề khác ở mạch máu, tim mạch,...
  • Bỏ hút thuốc hoặc cai thuốc lá ngay. Hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm tương tự thuốc lá khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nướu răng.
  • Tự kiểm tra răng miệng thường xuyên để kịp thời phát hiện các bất thường. Chăm sóc răng miệng cho người bị đái tháo đường cũng bao gồm việc kiểm tra răng miệng người bệnh khi người bệnh không có khả năng tự chăm sóc.
  • Kiểm tra răng miệng ở nha sĩ mỗi năm. ADA khuyến cáo rằng khi được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường, nên đến gặp nha sĩ để khám răng và nha chu toàn diện. Thông thường bác sĩ sẽ xem xét phim chụp X - quang và kiểm tra miệng, bao gồm cả việc kiểm tra bổ sung để tìm dấu hiệu ung thư miệng.
  • Nếu bạn cần làm răng và cần phải phẫu thuật, không ăn trong nhiều giờ hoặc chỉ cần ăn thức ăn mềm trong một thời gian. Đồng thời hãy nhắc bác sĩ thực hiện thủ thuật về bệnh đái tháo đường hiện đang mắc, cùng các thuốc hạ đường huyết đang sử dụng. Từ đó bác sĩ có thể chọn phương pháp tối ưu nhất để tránh các tổn thương và biến chứng xảy ra.
Chăm sóc răng miệng cho người bị đái tháo đường cần chú ý những gì? 4
Kiểm soát tốt chỉ số đường huyết là cách để ngăn ngừa các biến chứng trong đó có vấn đề về răng miệng

Như vậy bài viết trên đã cho bạn thông tin về những vấn đề khi chăm sóc răng miệng cho người bị đái tháo đường. Việc quan trọng nhất là kiểm soát thật tốt các chỉ số: Đường huyết, lipid và huyết áp. Bởi vì không chỉ quan trọng trong vấn đề răng miệng mà còn là điều kiện để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin