Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Chăm sóc vết thương hở đúng cách với băng gạc

Ngày 26/12/2022
Kích thước chữ

Chăm sóc vết thương hở là kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, việc thực hiện sai cách sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến cơ thể, khiến vùng da tổn thương bị nhiễm trùng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nắm rõ các bước băng bó vết thương hở đúng cách với băng gạc giúp chúng mau lành và hạn chế vi khuẩn xâm nhập gây viêm.

Việc băng bó với gạc tiệt trùng sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề cơ bản nhất khi chăm sóc vết thương hở trên da gồm: Cầm máu, chống vi khuẩn xâm nhập và tạo điều kiện giúp da nhanh liền sẹo.

Vết thương hở là gì?

Vết thương hở loại vết thương chúng ta dễ gặp phải nhất trong lao động và cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Chúng được định nghĩa là các vết cắt, vết trầy da hay chấn thương khiến mô bên trong cơ thể tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Nguyên nhân gây ra vết thương hở phổ biến nhất gây ra do té ngã, tai nạn xe hay tai nạn với vật sắc nhọn,... Hầu hết, bạn có thể chăm sóc vết thương hở tại nhà vì chúng thường nhẹ và không quá nghiêm trọng.

Chăm sóc vết thương hở đúng cách với băng gạc

Bạn có thể chăm sóc hầu hết vết thương hở tại nhà với các dụng cụ y tế

Khi nào cần chăm sóc vết thương hở?

Để đảm bảo vết thương hở mau lành, việc giữ chúng luôn sạch sẽ là điều vô cùng cần thiết. Băng bó là một trong những cách giúp bảo vệ vùng da bị tổn thương tránh khỏi các tác động bên ngoài.

Với những vết thương nhỏ, chỉ là trầy xước da chỉ cần giữ vết thương sạch sẽ, khô thoáng và hãy để hở vết thương sẽ nhanh lành hơn. Nhưng trong nhiều trường hợp, bạn cần sử dụng các sản phẩm chăm sóc vết thương cũng như băng gạc để những tổn thương được hồi phục nhanh chóng. Một số trường hợp bạn cần sử dụng băng y tế để băng bó vết thương hở bao gồm:

Vết thương hở hay bị bẩn

Vết thương ở những vị trí thường xuyên tiếp xúc với các bề mặt khác như tay, chân thường có khả năng bị nhiễm bẩn rất cao. Yếu tố gây hại từ môi trường này lại mang theo rất nhiều mầm bệnh tiềm ẩn và có khả năng gây bệnh cao nếu xâm nhập vào cơ thể thông qua vị trí bị tổn thương. Khí đó, băng bó vết thương hở là lựa chọn hợp lý giúp bảo vệ, hạn chế tối đa ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài.

Vết thương hay ma sát với quần áo

Khi bạn vận động, ma sát giữa vết thương và quần áo sẽ được sinh ra, khiến vùng da tổn thương bị cọ xát và bào mòn. Cọ xát nhiều và thường xuyên có thể khiến vết thương càng mở rộng và càng đau hơn. Lúc này, việc băng bó sẽ giúp ngăn ngừa ma sát, giúp vết thương phục hồi tự nhiên.

Chăm sóc vết thương hở đúng cách với băng gạc

Cần chăm sóc các vết thương hở để tránh bị nhiễm trùng

Vết thương ở khu vực, bộ phận thường xuyên hoạt động

Vết thương ở những bộ phận thường xuyên phải vận động, tiếp xúc trong quá trình sinh hoạt như: Bàn tay, bàn chân, đầu gối, khủy tay… thường lâu lành hơn những vị trí khác. Băng bó vết thương hở đúng cách giúp bạn hạn chế những va chạm không đáng có gây ảnh hưởng đến tổn thương.

Vết thương chưa đóng vảy

Việc băng bó vết thương hở chỉ thực sự mang lại lợi ích khi chúng chưa đóng vảy. Vảy hình thành ở vùng da bị tổn thương chính là rào cản tự nhiên với các yếu tố bên ngoài, ngăn cản vi khuẩn xâm nhập giúp vết thương không bị nhiễm trùng. Băng bó hay gãi vết thương lúc vảy đang và đã hình thành sẽ gây ra cọ xát khiến tổn thương quay trở lại, tăng nguy cơ nhiễm trùng và làm vết thương lâu lành hơn. Do đó, chỉ nên băng bó vết thương hở khi chúng chưa đóng vảy.

Các bước băng bó vết thương hở đúng cách với băng gạc

Mỗi vết thương ở những vị trí khác nhau sẽ có cách băng bó khác nhau. Tuy nhiên, kỹ thuật băng bó vết thương hở cơ bản bao gồm các bước sau đây:

  • Rửa tay, sát khuẩn hoặc đeo găng tay y tế trước khi băng bó vết thương.
  • Cầm máu, làm sạch và sát trùng cho vết thương hở (có thể dùng thêm kem bôi kháng sinh nếu cần thiết).
  • Đặt một miếng gạc có kích thước đủ che hết miệng vết thương.
  • Quấn băng hoặc cố định miếng gạc với băng dán chuyên dụng.
  • Thay băng vết thương đều đặn mỗi ngày hoặc khi thấy miếng gạc bị ẩm ướt hay dính bụi bẩn.

Lưu ý: Không nên quấn băng quá chặt vì có thể gây cảm giác khó chịu và cản trở máu lưu thông. Khi vết thương trở nên lạnh và xanh có thể là do bạn quấn băng quá mạnh tay. Nếu vết thương hở nằm ở tay hoặc chân, hãy kiểm tra khả năng lưu thông máu bằng cách đảm bảo các ngón tay và chân của bạn luôn ấm hồng.

Lưu ý an toàn khi dùng băng gạc cho các vết thương hở

Lựa chọn băng gạc chất lượng tốt

Để bảo vệ vết thương khỏi các tác nhân gây nhiễm trùng khi thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, việc sử dụng gạc băng bó vết thương hở là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, tình trạng gạc dính vào vết thương đã trở thành nỗi lo sợ của rất nhiều bệnh nhân mỗi khi băng bó. Để khắc phục tình trạng này, gạc tiệt trùng Vaseline Petrolatum Gauze Milovas Milopha là một trong những lựa chọn phù hợp nhất. 

Gạc Vaseline được khuyên dùng trong các trường hợp như:

  • Bị thương nhẹ, trầy xước ngoài da.
  • Bỏng nước sôi, bỏng lạnh, bỏng nhiệt… hoặc những vết bỏng khác trên bề mặt da, thậm chí cả cháy nắng.
  • Da tổn thương một mảng lớn trên diện rộng.

Đặc biệt, sản phẩm này còn được tẩm Vaseline tiệt trùng, hỗ trợ dưỡng ẩm và kích thích quá trình hồi phục vết thương diễn ra nhanh chóng.

Chăm sóc vết thương hở đúng cách với băng gạc

Gạc tiệt trùng Vaseline Petrolatum Gauze Milovas Milopha là sản phẩm chất lượng phù hợp cho nhiều gia đình

Một số lưu ý đặc biệt khác

Ngoài ra, bạn cần ghi nhớ những điểm sau để đảm bảo hiệu quả khi dùng gạc băng bó vết thương hở:

  • Tuyệt đối không sử dụng băng gạc đã quá hạn sử dụng. 
  • Không sử dụng những miếng gạc để trong bao bì bị xé rách vi không thể đảm bảo chúng còn vô khuẩn hay không.
  • Không sử dụng sản phẩm cho những đối tượng bị dị ứng hoặc mẫn cảm với thành phần polyester hay vaseline. 
  • Bảo quản gạc y tế trong điều kiện nhiệt độ 5 - 25 độ C, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp và để xa tầm tay trẻ em.
  • Nếu thấy trên da xuất hiện những dấu hiệu bất thường như: Ngứa, đau rát, mẩn đỏ… khi sử dụng gạc tiệt trùng thì hãy ngừng sử dụng và đến cơ sở ý tế gần nhất ngay lập tức để được các bác sĩ thăm khám.

Chăm sóc vết thương hở đúng cách với băng gạc

Cần chú ý an toàn khi sử dụng băng gạc cho các vết thương hở

Chăm sóc vết thương hở tuy đơn giản nhưng lại có thể gây khó khăn nếu bạn không có đủ kiến thức. Vì vậy, hãy bỏ túi ngay cách chăm sóc vết thương hở với băng gạc trên đây để có thể dễ dàng và nhanh chóng tự xử lý khi gặp tổn thương. Cũng đừng quên bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm có chứa vitamin, chất đạm, sắt, acid folic... để giúp vết thương mau lành và có cơ thể khỏe mạnh hơn bạn nhé.

Minh QA

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin