Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mưng mủ là tình trạng rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết mủ là gì và những nguyên nhân cũng như triệu chứng của tình trạng này.
Mưng mủ là dấu hiệu đặc trưng cho thấy vết thương của bạn đã bị nhiễm trùng. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn cần nắm rõ mủ là gì, nguyên nhân gây nên tình trạng này. Từ đó, biết cách xử lý sao cho phù hợp nhất, hạn chế tối đa tình trạng hoại tử vết thương. Nếu vẫn còn chưa biết rõ về hiện tượng tự nhiên này, hãy để Nhà thuốc Long Châu giúp bạn giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây.
Để giải đáp cho câu hỏi: “Mủ là gì?”, các chuyên gia y tế đã khẳng định rằng: Mủ, hay mưng mủ là tình trạng vị trí nhiễm trùng tích tụ dịch màu vàng, trắng vàng hoặc nâu vàng. Nó thường xảy ra khi các vi sinh vật tấn công vào vết thương. Lúc này, hệ miễn dịch phải tăng cường hoạt động để ngăn chặn tình trạng tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.
Dịch mủ chủ yếu hình thành trong áp xe, nằm ở khoảng trống do mô phân hủy tạo ra. Áp xe vết thương có thể hình thành trên bề mặt da hoặc bên trong cơ thể. Một số bộ phận dễ bị nhiễm trùng và mưng mủ có thể kể đến là:
Tình trạng mưng mủ ở ngoài da rất dễ phát hiện. Tuy nhiên, mủ tại những vị trí như: Đường tiết niệu, khoang miệng, mắt,... thì không phải ai cũng nhận ra được. Nếu nghi ngờ cơ thể xuất hiện dịch mủ, bạn có thể dựa trên các dấu hiệu cơ bản sau:
Khi tình trạng mưng mủ trở nên nghiêm trọng là lúc cơ thể bạn xuất hiện các triệu chứng sau:
Vậy mủ là gì? Mủ xuất hiện do nguyên nhân nào? Nhiễm trùng gây mưng mủ có thể xảy ra khi vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập vào cơ thể thông qua:
Lúc này, khi cơ thể phát hiện, nó sẽ gửi bạch cầu trung tính đến để tiêu diệt nấm hoặc vi khuẩn. Đây chính là cách mà vết thương nhiễm trùng mưng mủ. Ngoài ra, tình trạng mưng mủ cũng có thể bắt nguồn từ việc hai loại vi khuẩn là Staphylococcus aureus và Streptococcus pyogenes giải phóng độc tố gây tổn thương mô.
Tình trạng này thường xảy ra sau phẫu thuật, là dấu hiệu cảnh báo hiện tượng nhiễm trùng. Điều này có thể bắt nguồn từ việc dụng cụ y tế chưa được khử trùng sạch sẽ hoặc trong khi tiến hành sơ cứu, dị vật bị sót lại,… Không những vậy, nhiều người bệnh cũng có cơ địa mẫn cảm với các thiết bị y tế như: Chỉ khâu, băng gạc hay băng dùng trong phẫu thuật.
Bên cạnh đó, hệ miễn dịch kém cũng là yếu tố góp phần khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn, gây mưng mủ kéo dài. Đa số người bệnh mắc phải tình trạng này đều có tiền sử mắc bệnh liên quan tới các cơ quan nội tạng như: Tim, phổi, gan,… Đặc biệt, người nhiễm HIV/AIDS thì vết thương thường khó lành hơn người có sức khỏe bình thường.
Đau tại vị trí chảy mủ là cảm giác không thể tránh khỏi. Tình trạng đau sẽ tăng lên đỉnh điểm vào ngày thứ hai, giảm dần vào ngày tiếp theo. Nếu không được xử lý kịp thời, vết thương sẽ trở nên nghiêm trọng và dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm như:
Nhiều người cho rằng, khi bị mưng mủ thì nên nặn mủ vết thương, hoặc uống thuốc kháng sinh tiêu mủ. Theo các bác sĩ, tùy vào từng nguyên nhân gây ra mủ mà người bệnh có thể áp dụng các biện pháp phù hợp. Cụ thể:
Đối với trường hợp áp xe nhỏ, người bệnh sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh tiêu mủ. Nếu áp xe trên cơ thể đã to, bác sĩ cần phải chèn ống dẫn lưu để đưa dịch ra khỏi cơ thể.
Viêm tai giữa tái phát hoặc viêm tai giữa có thể gây ra dẫn đến dịch dư thừa xuất hiện trong tai giữa. Lúc này, các bác sĩ sẽ chèn những ống nhựa nhỏ vào màng nhĩ để hút dịch ra ngoài. Ống nhựa nhỏ cũng cho phép không khí tiếp cận tới khu vực phía sau màng tai. Nhờ đó, làm giảm nguy cơ tích tụ dịch trong tai.
Khác với tình trạng mưng mủ ở các vị trí khác, viêm khớp nhiễm khuẩn phát triển ở khớp hoặc lan từ một bộ phận khác của cơ thể sang, khiến người bệnh bị viêm mủ ở vị trí này. Sau khi xác định vi khuẩn gây nhiễm trùng, người bệnh sẽ được sử dụng kháng sinh tiêm tĩnh mạch. Phương pháp này có thể kéo dài trong nhiều tuần. Nếu lượng dịch mủ quá nhiều, bác sĩ có thể yêu cầu dẫn lưu khớp.
Ngoài ra, tùy vào tình trạng bệnh mà bạn có thể phải chọc khớp. Với thủ thuật này, bác sĩ sẽ dùng kim để dẫn lưu dịch ở khớp và đem dịch đi kiểm tra vi khuẩn. Biện pháp này cần được thực hiện hàng ngày cho đến khi xét nghiệm cho thấy không còn vi khuẩn trong dịch.
Bên cạnh thắc mắc: “Mủ là gì?”, người bệnh cũng cần nắm được những biện pháp phòng ngừa mủ xuất hiện. Các phương pháp này khá đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà. Bao gồm:
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã tự giải đáp được thắc mắc: “Mủ là gì?”. Có thể nói, mủ là phụ phẩm từ phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bị nhiễm trùng. Tốt nhất, bạn nên tự vệ sinh vết thương tại nhà và để vết thương tự lành. Khi tình trạng mưng mủ trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên đến thăm khám bác sĩ để được xử lý kịp thời nhé!
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.