Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh ung thư phổi là ung thư ác tính gây nguy hiểm tới tính mạng. Chủ động thực hiện tầm soát chẩn đoán ung thư phổi có thể phát hiện ung thư giai đoạn sớm vì việc điều trị sẽ dễ thành công hơn.
Khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi, nhiều bệnh nhân lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình. Hiện nay có nhiều phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư phổi được các bác sĩ chữa trị để giúp bệnh nhân kéo dài cuộc sống và có chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Tầm soát ung thư phổi là vẫn đang là chủ đề gây tranh cãi giữa các bác sĩ. Các bác sĩ không chắc chắn rằng có nên tầm soát ung thư phổi ở những người không có dấu hiệu hoặc triệu chứng bệnh. Mặc dù một số nghiên cứu cho rằng việc tầm soát ung thư phổi có thể phát hiện ung thư giai đoạn sớm vì việc điều trị sẽ dễ thành công hơn. Tuy nhiên việc thực hiện tầm soát cần làm những xét nghiệm có tính xâm lấn chịu những rủi ro kèm theo không cần thiết.
Một số xét nghiệm để tìm kiếm tế bào ung thư phổi và loại trừ các bệnh lý khác bao gồm:
Chẩn đoán hình ảnh qua phim X-quang hoặc chụp CT
Chụp phim X-quang có thể giúp cho bác sĩ thấy khối u bất thường trong phổi. Hoặc chỉ định chụp CT có thể hỗ trợ phát hiện ra tổn thương nhỏ trong phổi không được tìm thấy trên phim X-quang.
Xét nghiệm tế bào trong đờm (đàm)
Nếu bạn bị ho và kèm theo đờm, việc quan sát đờm dưới kính hiển vi đôi khi có thể phát hiện ra sự tồn tại của tế bào ung thư phổi.
Sinh thiết
Bác sĩ có thể chỉ định tiến hành sinh thiết theo một số cách khác nhau, bao gồm nội soi phế quản (bronchoscopy), nội soi trung thất (mediastinoscopy) hoặc kim sinh thiết (needle biopsy).
Trong nội soi phế quản, bác sĩ sẽ kiểm tra khu vực bất thường của phổi bằng cách sử dụng một sợi phát quang luồn qua cổ họng vào trong phổi.
Trong nội soi trung thất, các dụng cụ phẫu thuật được đưa vào phía sau xương ức (qua một vết cắt nhỏ tại phần dưới cổ) để lấy mẫu mô từ các hạch bạch huyết.
Trong kim sinh thiết, hình ảnh X-quang hoặc CT được dùng để định hướng đâm kim xuyên qua thành ngực vào mô phổi để thu thập các tế bào đáng nghi. Sinh thiết cũng có thể được tiến hành ở các hạch bạch huyết hoặc các khu vực khác, nơi mà ung thư đã lan đến, ví dụ như gan, não,…
Khi bệnh nhân được kết luận chẩn đoán ung thư phổi, bác sĩ sẽ tiến hành xác định mức độ, hoặc giai đoạn của ung thư và quyết định phương thức điều trị thích hợp nhất cho từng giai đoạn.
Việc xác định giai đoạn ung thư yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm hình ảnh bao gồm chụp CT, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) và quét xương nhằm đánh giá xem khối u đã di căn đến đâu.
Các giai đoạn của ung thư phổi bao gồm:
Giai đoạn I: Tình trạng khối u nằm giới hạn trong phổi và không lan đến các hạch bạch huyết. Đường kính khối u nhỏ hơn 2 inch (5 cm).
Giai đoạn II: Đường kích khối u lớn hơn 2 inch (5 cm) hoặc có thể liên quan đến các cấu trúc gần đó, chẳng hạn như thành ngực, cơ hoành hoặc màng phổi. Các tế bào ung thư có thể đã lan đến các hạch bạch huyết gần đó.
Giai đoạn III: Khối u đã phát triển rất lớn và xâm chiếm các cơ quan khác gần phổi. Giai đoạn này cũng có thể được phân định khi tìm thấy các tế bào ung thư trong hạch bạch huyết xa phổi hơn.
Giai đoạn IV: Ung thư đã lan rộng ra khỏi phổi, đến lá phổi bên kia hoặc các khu vực xa hơn trong cơ thể.
Ung thư phổi tế bào nhỏ đôi khi được phân loại thành ung thư “hạn chế” hoặc “lan rộng”. “Hạn chế” có nghĩa là ung thư chỉ khu trú ở một lá phổi. “Lan rộng” có nghĩa là ung thư đã lan ra ngoài lá phổi đó.
Phác đồ điều trị ung thư phổi cho mỗi bệnh nhân là khác nhau dựa trên một số yếu tố như sức khỏe tổng thể, loại ung thư và giai đoạn ung thư. Bệnh nhân có thể ưu tiên lựa chọn một phương pháp nào đó vì nó phù hợp với hoàn cảnh và lựa chọn cá nhân qua sự cho phép của bác sĩ điều trị. Chương trình điều trị thường bao gồm một hoặc nhiều phương pháp như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hoặc điều trị nhắm đích (targeted therapy).
Bác sĩ ngoại khoa sẽ phẫu thuật để loại bỏ khối ung thư và phần mô phổi bình thường tiếp giáp xung quanh. Phẫu thuật loại bỏ ung thư phổi có thể là:
Trong ca mổ, bác sĩ cũng có thể sẽ lấy đi một số hạch bạch huyết ở ngực để kiểm tra xem chúng có chứa tế bào ung thư hay không (đánh giá di căn).
Phẫu thuật ung thư phổi có nhiều rủi ro, bao gồm chảy máu (xuất huyết) và nhiễm trùng. Bệnh nhân sẽ thấy khó thở sau ca mổ. Nếu phẫu thuật cắt bỏ một phần ở phổi, những phần còn lại của phổi sẽ nở rộng ra theo thời gian làm việc thở dễ dàng hơn.
Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Những loại thuốc dùng trong hóa trị có khả năng tiêu diệt các tế bào có sự phân chia nhanh như tế bào ung thư. Tuy nhiên, có những tế bào phân chia nhanh trong điều kiện sinh lý bình thường như tế bào tạo máu (trong tủy xương), tế bào lót đường tiêu hóa từ miệng đến hậu môn (niêm mạc ống tiêu hóa), và nang tóc cũng có khả năng chịu tác dụng của thuốc. Chính vì thế, những tác dụng phụ chính của hóa trị là ức chế tủy, viêm niêm mạc, và rụng tóc.
Trong hóa trị, một hoặc nhiều loại thuốc hóa trị có thể được uống vào dưới dạng thuốc viên hoặc tiêm vào cơ thể thông qua đường tĩnh mạch. Điều trị được tiến hành hay chia thành nhiều đợt, trong đó các loại thuốc thường được sử dụng trong khoảng thời gian vài tuần hoặc vài tháng, xen giữa bởi những khoảng nghỉ để bệnh nhân có thể phục hồi.
Hóa trị có thể là lựa chọn đầu tiên cho ung thư phổi hoặc dùng để điều trị bổ sung sau phẫu thuật. Trong một số trường hợp, hóa trị có thể được sử dụng để giảm bớt tác dụng phụ của bệnh ung thư.
Xạ trị là phương pháp sử dụng chùm tia có năng lượng cao, như tia X để diệt tế bào ung thư. Xạ trị có thể tác dụng lên khối ung thư phổi từ bên ngoài cơ thể bằng cách chiếu tia từ bên ngoài, hoặc từ bên trong cơ thể thông qua các kim, hạt hoặc catheter (ống thông) đặt gần khối u (brachytherapy).
Xạ trị thường được thực hiện song song với hóa trị hay kết hợp với các phương pháp điều trị khác.
Một lựa chọn khác của phương pháp xạ trị là xạ trị định vị (trong không gian 3 chiều) hay stereotactic body radiotherapy cho những người bị ung thư phổi có kích thước rất nhỏ. Phương pháp xạ trị này định hướng nhiều tia xạ từ các góc độ khác nhau vào khối u. Quá trình điều trị thường kết thúc sau một vài lần chiếu xạ. Trong trường hợp khối u nhỏ, phương pháp này có thể được sử dụng thay cho việc phẫu thuật.
Trong khi xạ trị nhắm tia xạ vào vùng có khối u, hóa trị “truyền thống” ảnh hưởng đến tất cả những tế bào phân chia nhanh thì liệu pháp nhắm đích hay liệu pháp nhắm đích ở mức độ phân tử (molecularly targeted therapy) là phương pháp điều trị ung thư mới bằng cách ức chế những phần tử đặc hiệu cần cho sự phát sinh và tăng trưởng của ung thư. Những loại thuốc nhắm đích trong điều trị ung thư phổi có thể là:
Ly Nguyễn
Nguồn tham khảo: Yhoccongdong.com
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.