Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chia sẻ kinh nghiệm về bệnh dị ứng da và cách điều trị

Ngày 04/04/2018
Kích thước chữ

Bệnh dị ứng da có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân tác động từ môi trường bên ngoài. Tuy đây là căn bệnh không thể khỏi hoàn toàn nhưng có thể hạn chế được sự tái phát của nó.

Bệnh dị ứng da có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân tác động từ môi trường bên ngoài. Tuy đây là căn bệnh không thể khỏi hoàn toàn nhưng có thể hạn chế được sự tái phát của nó.

Bệnh dị ứng da là thuật ngữ mô tả tình trạng kích ứng da. Căn bệnh này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, và triệu chứng của người bệnh cũng không hòa toàn giống nhau như: ngứa, sần, đỏ da, vùng da dị ứng có dấu hiệu sưng phồng, khô tróc hoặc bóc vảy. Tuy đây là căn bệnh được xem là không quá nguy hiểm nhưng lại làm cho người bệnh có cảm giác cực kỳ khó chịu.

Chia sẻ kinh nghiệm về bệnh dị ứng da và cách điều trị 1Triệu chứng đặc trưng của bệnh dị ứng da là trên cơ thể xuất hiện nhiều nốt sần, đỏ trên da.

1. Triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng

Mỗi loại dị ứng da có thể có những triệu chứng khác nhau, cũng như các vùng ảnh hưởng khác nhau trên cơ thể. Nhưng nhìn chung, người bị bệnh dị ứng da thường có các biểu hiện như sau:

  • Ngứa nhiều vào buổi tối
  • Da sần, sưng lên do người bệnh gãi
  • Da dày, khô, và tróc vảy
  • Nổi các nốt sần nhỏ
  • Xuất hiện nhiều mảng đỏ trên da ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể

Đối với trẻ em từ 2 đến 3 tháng tuổi, khi trẻ bị dị ứng da, vùng da khô thường xuất hiện ở mặt và da đầu của trẻ, khiến trẻ cảm thấy khó chịu dẫn đến tình trạng mất ngủ, quấy khóc. Trẻ sẽ cố tìm cách chà xát vào giường, thảm, hoặc bất kỳ vật dụng xung quanh nào đó để làm giảm bớt cơn ngứa. Điều này rất dễ gây nhiễm trùng da.

Chia sẻ kinh nghiệm về bệnh dị ứng da và cách điều trị 2Đối với trẻ em từ 2 đến 3 tháng, vùng da mắc bệnh chủ yếu là da mặt và da đầu.

Đối với người lớn, vùng da bị ngứa có thể là trên khắp cơ thể, làm da khô, tróc vảy. Người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngày khó chịu, và càng lúc càng nghiêm trọng hơn.

2. Các cách chữa trị bệnh dị ứng da

Để hạn chế cảm giác khó chịu trong giai đoạn mắc bệnh, đầu tiên người bệnh nên tránh xa nguyên nhân gây dị ứng da. Sau đó sử dụng các loại thuốc chữa viêm da dị ứng tại nhà, hoặc tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán và sử dụng thuốc hợp lý.

Khi đến cơ sở y tế bạn sẽ được tiêm một trong số các loại thuốc ngăn ngừa dị ứng như thuốc kháng glucocorticoids, epinephrine (adrenaline), histamine, natri cromolyn và theophylline. Ngoài ra còn có phương pháp miễn dịch: người bệnh sẽ được tiêm một số chất gây dị ứng với liều lượng tăng dần để làm giảm đi mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh.

Đối với các loại thuốc bôi ngoài da, nên sử dụng thuốc corticoid. Tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều vào thuốc bôi ngoài da, vì nó có thể sẽ để lại những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe người bệnh.

3. Phòng tránh căn bệnh dị ứng da

Để không tái phát bệnh dị ứng da, người bệnh lưu ý thức hiện những điều như sau:

  • Trước tiên hãy giữ vệ sinh chính môi trường sống xung quanh bạn, không để rác thải bừa bãi, trồng cây xanh để làm sạch không khí
  • Vệ sinh sạch sẽ mọi ngóc ngách trong căn nhà và các đồ dùng như tủ quần áo, chăn màn g iường chiếu bát đũa,…
  • Hạn chế các loại hóa chất tẩy rửa rất nhạy cảm với những người có cơ địa dị ứng
  • Nếu bạn hoặc người thân có tiền sử dị ứng, tốt nhất hãy tránh xa các vật nuôi như chó mèo,.. và tránh ra ngoài khi thời tiết thay đổi đột ngột để cơ thể từ từ thích ứng với thời tiết.
  • Quan trọng nhất vẫn là chế độ ăn và rèn luyện của bản thân để có được hệ miễn dịch tốt nhất chống lại các tác nhân có hại cho cơ thể
Chia sẻ kinh nghiệm về bệnh dị ứng da và cách điều trị 3Rèn luyện cơ  thể cùng với chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp hạn chế sự tái phát của dị ứng da.

Uyên

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Chủ đề:dị ứngviêm da