Sinh thiết tủy xương và chọc hút tủy xương là các thủ thuật lấy mẫu và khảo sát tủy xương - mô xốp bên trong các xương lớn. Chúng có thể cho bác sĩ biết liệu tủy xương của người bệnh có khỏe mạnh và tạo đủ các tế bào máu không.
Mục đích
Các tế bào máu được sản xuất chủ yếu ở tủy xương – là phần mềm, xốp nằm ở trung tâm của xương. Chọc hút tủy xương và sinh thiết tủy xương dưới gây mê là những thử nghiệm giúp cho bác sĩ giám định xem tủy xương làm việc như thế nào.
- Trong chọc hút tủy, một mẫu dịch với các tế bào tủy xương được lấy từ tủy xương.
- Trong sinh thiết tủy xương, một mẫu tủy xương rắn được lấy ra. Các mẫu được lấy từ xương chậu.
Hình ảnh chọc hút tủy xương
Những việc cần chuẩn bị
Thực hiện theo các hướng dẫn sau đây cho việc dùng thuốc an thần:
- Không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì sau 12h đêm trước ngày phẫu thuật (bao gồm cả kẹo gum và kẹo cứng). Nếu bạn ăn, thủ thuật sẽ được dời lại vào một ngày sau đó hoặc thực hiện mà không gây mê.
- Không dùng insulin hoặc thuốc điều trị bệnh tiểu đường, vì bạn không được ăn sau khi uống thuốc. Uống các loại thuốc khác với một ngụm nước nhỏ.
Hãy hỏi bác sĩ hoặc trợ lý bác sĩ về các loại thuốc chống đông, bao gồm cả aspirin, trước khi có hẹn để làm thủ thuật:
- Nếu bạn uống thuốc này, bạn sẽ được thông báo khi nào nên ngưng dùng thuốc trước khi làm thủ thuật.
- Những loại thuốc này có thể gây chảy máu hoặc bầm tím tại chỗ chọc hút tủy. Không nên uống thuốc này trước khi làm thủ thuật.
Xét nghiệm máu trong vòng 48 giờ trước khi làm thủ thuật, gồm:
- Công thức máu toàn phần (CBC: complete blood count).
- Thời gian prothrombin (PT: prothrombin time).
- Thời gian thromboplastin từng phần (PTT: partial thromboplastin time).
Hãy chắc chắn rằng đây là một phần của việc chuẩn bị của bạn (việc thử máu trong cùng một ngày có thể làm chậm trễ thủ thuật của bạn).
- Báo cáo dị ứng hoặc nhạy cảm với băng dán hoặc thuốc gây mê trước khi làm thủ thuật.
- Báo cáo bất kỳ vấn đề gì về tim hoặc phổi, chẳng hạn như bệnh hen suyễn, huyết áp cao, hoặc bệnh tim, co giật, trào ngược acid dai dẳng, thoát vị khe, hoặc đau không kiểm soát được.
- Báo cáo về việc dùng thuốc lá, rượu, và sử dụng các chất gây nghiện khác.
- Y tá sẽ xem xét lại các chứng dị ứng của bạn, trong quá khứ có bị phản ứng với thuốc, và bất kỳ loại thuốc mà bạn đang dùng trước khi làm thủ thuật.
- Phải có người lớn đi cùng khi đăng ký tại viện. Thử nghiệm này sẽ bị hủy bỏ nếu không có người lái xe đi cùng. Người này sẽ đưa bạn về nhà khi được xuất viện. Bạn không thể lái xe trong 24 giờ đồng hồ sau khi được chích thuốc an thần.
Trẻ em chọc hút tủy xương phải có người lớn đi cùng khi đăng ký tại viện
Thủ thuật
- Đến giờ hẹn, tới phòng được hẹn.
- Sau khi trình báo ở quầy, bạn sẽ được đo áp huyết, nhiệt độ, cân nặng, chiều cao. Bạn sẽ được yêu cầu nằm sấp hay nằm nghiêng một bên tùy theo sẽ được rút tủy ở chỗ nào.
- Bạn sẽ được truyền thuốc an thần qua đường tĩnh mạch.
- Chỗ hút tủy sẽ được vệ sinh sạch sẽ và sẽ được gây tê với thuốc tê.
- Mẫu dịch tủy xương sẽ được hút ra bằng kim.
- Nếu phải làm sinh thiết thì một mẫu “tủy xương” nhỏ sẽ được lấy ra từ chỗ vừa hút tủy.
- Bạn có thể ở chỗ làm thủ thuật từ một đến một tiếng rưỡi.
Mẫu dịch tủy xương sẽ được hút ra bằng kim
Các vấn đề sau khi làm thủ thuật
Chảy máu
Việc này rất bình thường nếu chỉ chảy một tí máu. Tuy nhiên, nếu thấy máu dính trên quần áo của bạn, hãy làm những việc sau đây:
- Nếu chảy máu xảy ra khi bạn đang ở bệnh viện, đè mạnh vào chỗ vừa lấy tủy và trở lại địa điểm vừa làm thử nghiệm. Bạn sẽ được khám lại và thay băng dán.
- Nếu chảy máu xảy ra sau khi rời bệnh viện, gọi y tá hoặc bác sĩ, người đã yêu cầu thử tủy. Hoặc bạn có thể đi đến trung tâm cấp cứu gần nhất.
Tắm
- Chọc hút tủy xương: Không tắm bồn hay tắm đứng trong 24 giờ. Tháo băng sau 24 giờ.
- Sinh thiết tủy xương: Không tắm bồn hay tắm đứng trong 48 giờ. Tháo băng sau 48 giờ.
Những vấn đề cần báo cáo
- Xuất huyết ở chỗ gạc dán – Gọi cho bác sĩ của bạn hay đến thẳng trung tâm cấp cứu gần nhất.
- Đỏ, sưng hay chảy dịch ở chỗ chọc hút tủy sau khi tháo băng dán – Gọi cho bác sĩ của bạn.
- Nhiệt độ cơ thể cao hơn 101° F (38.3° C) – Gọi cho bác sĩ của bạn hay đến thẳng trung tâm cấp cứu gần nhất.
- Khó chịu mà đi bộ cũng không giảm bớt – Gọi cho bác sĩ của bạn.
Bác sĩ sẽ thảo luận về kết quả với bạn.
Thủy Phan
Nguồn tham khảo: yhoccongdong.com