Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tụ dịch màng nuôi là hiện tượng thường gặp ở nhiều mẹ bầu. Tìm hiểu ngay những tư thế nằm khi bị tụ dịch màng nuôi để làm giảm nguy cơ sảy thai!
Mang thai là giai đoạn cơ thể người mẹ vô cùng nhạy cảm. Vì vậy, chỉ cần một vài dấu hiệu bất thường cũng chính là “báo động đỏ” cho thấy sức khỏe của mẹ và bé đang gặp nguy hiểm. Trong đó, tụ dịch màng nuôi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng sảy thai. Vậy mẹ đã biết cách chọn tư thế nằm khi bị tụ dịch màng nuôi chưa?
Tụ dịch màng nuôi hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: Tụ máu dưới màng nuôi, tụ máu dưới màng đệm, tụ dịch màng đệm hoặc xuất huyết màng đệm. Hiện tượng tụ dịch màng nuôi xuất hiện khi nhau thai không bám hoàn toàn vào tử cung. Lúc này, cơ thể phải tự sản sinh ra máu tụ để lấp đầy khoảng trống này.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng này là do bong mép nhau thai, xảy ra khi tử cung bị tổn thương, gây vỡ các xoang mạch máu ở rìa bánh nhau. Từ đó, hình thành nên vùng máu tụ ở giữa lớp màng và cơ tử cung.
Thông thường, tụ dịch màng nuôi chỉ xuất hiện ở các mẹ bầu mang thai từ 22 tuần trở xuống. Để nhận biết bản thân có bị tụ dịch màng nuôi hay không, mẹ có thể căn cứ vào một số dấu hiệu đặc trưng như sau:
Trên thực tế, tụ dịch màng nuôi thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai ngoài 35 tuổi. Ở thời điểm này, nội tiết của phụ nữ đã kém đi, khiến cho túi thai bị tách ra trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
Bên cạnh đó, nhiều mẹ bầu mang thai nhưng vẫn vận động mạnh, dẫn đến niêm mạc tử cung bị chảy máu. Nếu may mắn, máu sẽ thoát ra ngoài, nhưng cũng có trường hợp máu bám vào buồng tử cung, bánh nhau hoặc túi ối,...
Nhiều chị em lo lắng rằng liệu tụ dịch màng nuôi có gây dị tật bẩm sinh không. Câu trả lời là không. Tuy nhiên, tụ dịch màng nuôi sẽ làm tăng tỷ lệ sảy thai. Khi máu nhiều mà không cầm lại được, tử cung sẽ tự co bóp để đẩy máu ra ngoài. Lúc này, thai nhi mới được hình thành, còn rất nhỏ nên dễ dàng bị đẩy ra ngoài.
Do đó, các bác sĩ thường dựa vào tỷ lệ của khối máu tụ và túi thai để dự đoán nguy cơ sảy thai. Cụ thể:
Tư thế nằm khi bị tụ dịch màng nuôi tốt nhất là nằm nghiêng về phía bên trái, chân trái duỗi và chân phải gấp lại. Với tư thế này, tim sẽ được thúc đẩy hoạt động một cách hiệu quả, máu lưu thông dễ dàng nhất tới dạ con, bào thai và thận.
Để tư thế nằm được thoải mái hơn, mẹ nên chuẩn bị vài chiếc gối lớn, để kê quanh người, kết hợp với 1 chiếc gối đặt sau lưng, đảm bảo cơ thể nghiêng một góc 30 độ. Tiếp đó, mẹ đặt một chiếc gối vào giữa hai chân để giảm áp lực cho xương chậu.
Trong trường hợp nghiêm trọng, mẹ nên nhập viện để được bác sĩ theo dõi và điều trị kịp thời. Lúc này, các bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ treo ngược chân từ 45 - 90 độ và cố định trong nhiều giờ. Mẹ có thể cảm thấy không thoải mái, nhưng nó lại giúp thai nhi có thể phát triển thuận lợi và chào đời một cách an toàn.
Đối với từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định tiêm hoặc uống thuốc nội tiết. Vì vậy, bên cạnh tư thế nằm khi bị tụ dịch màng nuôi, chị em cũng cần chú ý những điều sau để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé:
Hy vọng qua bài viết này, mẹ bầu đã biết thêm về tư thế nằm khi bị tụ dịch màng nuôi. Hãy duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp, kết hợp với lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe của bản thân và bé yêu, mẹ nhé!
Xem thêm: Trường hợp thai ngừng phát triển có cứu được không?
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.