Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Do nhiều yếu tố, chứng khó đọc xuất hiện khá phổ biến ở nhiều đối tượng, trong đó phổ biến nhất là trẻ em. Vậy dấu hiệu, triệu chứng của chứng khó đọc là gì? Có giải pháp nào cải thiện hay không?
Chứng khó đọc gây nên nhiều khó khăn trong việc tiếp cận tri thức. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm, tình trạng này có thể được khắc phục hiệu quả. Khi bạn hiểu rõ về bệnh cũng như nguyên nhân khởi phát sẽ giúp tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất.
Theo định nghĩa khoa học, chứng khó đọc là tình trạng gặp khó khăn trong học tập, khả năng đọc, viết bị suy giảm. Đây là một tình trạng rối loạn trong hệ thần kinh và hoàn toàn không liên quan tới trí thông minh của con người. Tình trạng này xuất hiện chủ yếu ở trẻ em, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra ở người lớn.
Một số biểu hiện đặc trưng của hội chứng khó đọc có thể thấy như sau:
Theo nhiều phân tích khoa học, hội chứng này xảy ra có liên quan đến một số gen nhất định trong cơ thể gây ảnh hưởng đến cách bộ não xử lý khả năng đọc và học ngôn ngữ. Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ khác xảy ra trong môi trường sống cũng là một tác nhân ảnh hưởng. Do đó, một số nguyên nhân gây nên hội chứng khó đọc có thể bao gồm:
Có thể thấy chứng khó đọc dẫn đến nhiều trở ngại trong học tập và cuộc sống như gặp khó khăn trong học tập, thậm chí nếu không được can thiệp điều trị kịp thời còn có thể dẫn đến sự tự ti kéo dài của trẻ, gây nên tâm lý lo lắng, tự kỷ và tách biệt khỏi bạn bè và cộng đồng.
Không những vậy, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em mắc chứng khó đọc còn có nguy cơ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, khiến trẻ khó duy trì sự chú ý, hiếu động thái quá và có hành vi bốc đồng, hung hăng. Điều này lại tác động ngược trở lại, khiến chứng khó đọc càng khó điều trị hơn.
Vậy có giải pháp nào cải thiện hiệu quả hội chứng này hay không? Thực chất, việc điều trị phải căn cứ vào nguyên nhân khởi phát của bệnh, từ đó tìm ra phương pháp phù hợp để can thiệp. Ngoài ra, thời gian can thiệp cũng là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng. Phát hiện sớm và có sự định hướng điều trị đúng đắn, kịp thời quyết định đến 80% sự thành công. Do đó, bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở giáo dục chuyên biệt càng sớm càng tốt.
Hiện nay, một số phương pháp cải thiện chứng khó đọc đang được khuyến khích áp dụng hiện nay như sau:
Khi được can thiệp, người hướng dẫn sẽ sử dụng các kỹ thuật liên quan đến thính giác, thị giác và xúc giác để giúp trẻ kích hoạt các giác quan, từ đó cải thiện kỹ năng đọc và cải thiện trí nhớ hiệu quả hơn.
Từ phương pháp đó, người hướng dẫn sẽ dạy trẻ học cách nhận biết và sử dụng những âm thanh nhỏ nhất để tạo nên từ, hiểu các chữ cái và chuỗi chữ cái, nhận thức được vấn đề mình đang đọc, có thể đọc to, đọc chính xác, cải thiện tốc độ đọc và cách diễn đạt, xây dựng vốn từ vựng phong phú dần.
Việc cải thiện hội chứng này đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ từ gia đình, cơ sở y tế và cơ sở giáo dục. Cha mẹ cần sớm phát hiện biểu hiện đầu tiên của trẻ và trao đổi vấn đề với bác sĩ, từ đó tìm kiếm phương pháp điều trị hiệu quả từ cơ sở giáo dục phù hợp.
Về chế độ ăn uống, cha mẹ có thể bổ sung các loại thực phẩm giúp giảm trầm cảm để trẻ bình tĩnh tiếp thu và cảm nhận trong quá trình đọc viết.
Chứng khó đọc có thể khiến trẻ mất tự tin, lo lắng, không giao tiếp với bạn bè và mọi người xung quanh, ngăn cản sự phát triển của trẻ khi trưởng thành. Vì vậy, cần phát hiện sớm để điều trị chứng khó đọc bằng các lộ trình giáo dục. Do đó, nếu thấy con, em mình gặp khó khăn khi đọc, viết, bạn nên đưa trẻ đi khám để chẩn đoán và có sự can thiệp phù hợp, tích cực.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: hellobacsi.com
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.