Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Dyslexia là gì? Triệu chứng và nguyên nhân gây ra tình trạng này

Ngày 24/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Dyslexia - hội chứng khó đọc là một rối loạn ngôn ngữ, ở bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể gặp đặc biệt là trẻ em. Nếu như được phát hiện sớm, có biện pháp can thiệp phù hợp thì có thể cải thiện hội chứng này. Tuy nhiên rất ít người hiểu rõ Dyslexia là gì, vì vậy trong bài viết này Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về hội chứng khó đọc.

Một số trẻ gặp khó khăn trong việc đọc dẫn đến việc gặp phải những khó khăn trong học tập. Bình thường, các bậc phụ huynh sẽ cho rằng con mình chưa đủ cố gắng. Tuy nhiên có thể vấn đề đến từ hội chứng dyslexia mà trẻ gặp phải. Vậy Dyslexia là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những vấn đề xoay quanh về hội chứng khó đọc trong bài viết này.

Dyslexia là gì?

Dyslexia là gì là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh. Dyslexia hay còn gọi là chứng khó đọc đây là một rối loạn học tập ảnh hưởng đến khả năng đọc và đánh vần. Chức năng não bộ khác biệt ở những người mắc chứng khó đọc, ảnh hưởng đến cách họ xử lý ngôn ngữ. Những người bị mắc Dyslexia dễ bị hiểu lầm là do kém thông minh hoặc không chăm chỉ nhưng sự thật không phải vật. Người mắc Dyslexia gặp khó khăn trong việc:

  • Nhận biết âm thanh của các chữ cái: Khó khăn trong việc liên kết các chữ cái với âm thanh tương ứng.
  • Đánh vần: Khó khăn trong việc ghép các âm thanh thành từ.
  • Đọc trôi chảy: Đọc chậm, vấp váp, hoặc bỏ sót các từ.
  • Hiểu nội dung: Khó khăn trong việc hiểu ý nghĩa của những gì họ đọc.
Dyslexia là gì? 1
Dyslexia là gì là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh

Triệu chứng của Dyslexia

Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu Dyslexia là gì, tiếp theo những triệu chứng của Dyslexia là điều cần được quan tâm. Dyslexia có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em. Dưới đây là một số biểu hiện của Dyslexia thường gặp:

  • Trẻ chậm phát triển: Trẻ mắc chứng khó đọc thường có kỹ năng bò, đi bộ hay tập nói chậm phát triển hơn so với các bạn cùng lứa. Trẻ có thể phát âm sai các từ hoặc không phân biệt được các âm thanh khác nhau.
  • Khó khăn khi học đọc: Gặp khó khăn khi phát âm, xử lý và hiểu cách phát âm của mỗi từ. Khó khăn trong việc học các kỹ năng đọc phức tạp như ngữ pháp, đọc trôi chảy, phân biệt và sử dụng các cấu trúc câu.
  • Gặp trở ngại trong việc học viết: Trẻ hay viết sai chính tả ngay cả những từ đơn giản, đôi khi quên cách viết của từ mặc dù đã được học, khó khăn khi sắp xếp các ý tưởng thành một bài viết mạch lạc khiến bài viết trở nên lủng củng thiếu logic.
  • Khó xử lý âm thanh: Gặp khó khăn khi xử lý âm thanh của những từ có nhiều âm tiết.
dyslexia-la-gi 2.png
Trẻ mắc hội chứng khó đọc thường gặp khó khăn trong học viết

Nguyên nhân gây chứng khó đọc

Chứng khó đọc không phải là biểu hiện của trí thông minh thấp mà do mốt dố gen ảnh hưởng đến cách não xử lý thông tin ngôn ngữ. Đây là một tình trạng di truyền, có nghĩa là yếu tố di truyền ảnh hưởng đến não và khả năng xử lý ngôn ngữ. Những yếu tố nguy cơ sau đây khiến trẻ có khả năng mắc chứng khó đọc:

  • Gia đình có tiền sử mắc chứng khó đọc: Nếu cha mẹ hoặc anh chị em ruột mắc chứng khó đọc, trẻ có nguy cơ cao mắc chứng này hơn.
  • Bất thường ở các bộ phận não liên quan đến việc đọc: Một số nghiên cứu cho thấy những người mắc chứng khó đọc có sự khác biệt trong cấu trúc và chức năng của não bộ, đặc biệt là ở khu vực liên quan đến xử lý ngôn ngữ.
  • Chấn thương não hoặc đột quỵ: Một số trường hợp có thể mắc chứng khó đọc sau khi bị chấn thương não hoặc đột quỵ.

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng khó đọc, bao gồm: Sinh non, cân nặng khi sinh thấp, mắc một số rối loạn phát triển khác như ADHD hoặc rối loạn phổ tự kỷ.

Dyslexia là gì? 3
Gia đình tiền sử mắc chứng khó đọc trẻ có nguy cơ cao mắc chứng này

Chẩn đoán chứng khó đọc

Biểu hiện của chứng dyslexia ở trẻ nhỏ không rõ ràng, vì vậy việc chẩn đoán của bác sĩ gặp khá nhiều khó khăn. Bác sĩ sẽ dựa vào nhiều yếu tố để chẩn đoán, bao gồm:

  • Sự phát triển tự nhiên của bố mẹ, kết quả giáo dục, tiền sử bệnh lý, tiền sử gia đình.
  • Kiểm tra thị giác, thính giác, não bộ.
  • Bảng hỏi và các thử nghiệm tâm lý.
  • Kiểm tra kỹ năng đọc và học tập.

Kiểm soát chứng khó đọc

Chứng khó đọc thường khó chẩn đoán và điều trị hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu được hỗ trợ kịp thời từ trường học và gia đình, trẻ mắc chứng khó đọc có thể cải thiện đáng kể. Các biện pháp kiểm soát chứng khó đọc ở trẻ em bao gồm:

Các phương pháp và kỹ thuật giáo dục chuyên biệt nếu được can thiệp sớm sẽ mang lại hiệu quả cao. Để hiểu rõ hơn về khả năng và nhu cầu học tập của trẻ thì giáo viên sẽ thực hiện đánh giá tâm lý. Dựa vào kết quả, giáo viên sẽ có chương trình giảng dạy phù hợp với từng người. Một số kỹ thuật can thiệp liên quan đến thính giác, thị giác, xúc giác giúp trẻ cải thiện kỹ năng đọc, phát triển khả năng xử lý thông tin, giúp trẻ học tập hiệu quả. Ví dụ như:

  • Thính giác: Cho trẻ nghe bài học được ghi âm, sử dụng âm thanh để hỗ trợ việc đọc.
  • Thị giác: Sử dụng thẻ flashcard, tô sáng các chữ cái và từ, sử dụng các công cụ hỗ trợ trực quan.
  • Xúc giác: Cho trẻ truy tìm hình dạng của các chữ cái, sử dụng các công cụ hỗ trợ xúc giác.

Điều trị chứng khó đọc hướng đến mục tiêu hỗ trợ trẻ:

  • Nhận biết và sử dụng các âm thanh nhỏ nhất tạo nên từ (âm vị): Giúp trẻ phân biệt các âm thanh trong tiếng nói và liên kết chúng với các chữ cái tương ứng.
  • Hiểu rằng các chữ cái và chuỗi ký tự đại diện cho những âm thanh và từ (ngữ âm): Giúp trẻ hiểu mối quan hệ giữa âm thanh và chữ viết, từ đó giải mã các từ khi đọc.
  • Hiểu nội dung đang đọc: Giúp trẻ tập trung vào ý nghĩa của văn bản, không chỉ đơn giản là đọc từng từ.
  • Phát triển kỹ năng đọc lưu loát: Nâng cao tốc độ, độ chính xác và cách diễn đạt khi đọc to, giúp trẻ đọc trôi chảy và tự tin hơn.
  • Mở rộng vốn từ vựng: Giúp trẻ hiểu và sử dụng nhiều từ ngữ hơn, từ đó nâng cao khả năng đọc hiểu và diễn đạt.

Tóm lại, điều trị chứng khó đọc tập trung vào việc phát triển các kỹ năng đọc cơ bản, nâng cao hiểu biết và khả năng sử dụng ngôn ngữ ở trẻ.

Một số mẹo khác hỗ trợ người mắc chứng khó đọc

Quản lý thời gian hiệu quả:

  • Chia nhỏ công việc thành các phần nhỏ, dễ quản lý hơn.
  • Lập kế hoạch và sắp xếp thời gian hợp lý cho từng phần công việc.
  • Sử dụng các công cụ hỗ trợ quản lý thời gian như đồng hồ bấm giờ, lịch, v.v.

Tận dụng công nghệ:

  • Sử dụng phần mềm chuyển văn bản thành giọng nói để nghe tài liệu thay vì đọc.
  • Sử dụng các ứng dụng ghi chú có chức năng ghi âm để ghi lại bài giảng hoặc thông tin quan trọng.
  • Tra cứu từ điển trực tuyến hoặc phần mềm học tập để hỗ trợ việc đọc và viết.

Tăng cường khả năng ghi nhớ:

  • Sử dụng các phương pháp ghi nhớ như vẽ sơ đồ tư duy, tóm tắt, ghi chú bằng hình ảnh.
  • Bôi màu cho những luận điểm quan trọng trên văn bản để giúp tập trung và ghi nhớ tốt hơn.
  • Học trong môi trường yên tĩnh, hạn chế sự xao nhãng.

Cải thiện kỹ năng tập trung:

  • Làm việc trong một không gian yên tĩnh, ít tiếng ồn.
  • Sử dụng nút tai chống ồn nếu cần thiết để hạn chế sự xao lãng.
  • Chia nhỏ thời gian học tập thành các đợt ngắn, xen kẽ với các hoạt động thư giãn.

Lưu ý: Mỗi người có thể có những cách học tập và ghi nhớ khác nhau. Hãy thử nghiệm và tìm ra phương pháp phù hợp nhất với bản thân. Kiên trì luyện tập là chìa khóa để cải thiện kỹ năng đọc và viết.

Dyslexia là gì? 4
Cần chương trình giảng dạy phù hợp với trẻ mắc dyslexia 

Như vậy qua bài viết bạn đã có thể hiểu dyslexia là gì. Chứng khó đọc, nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như trẻ mất tự tin, lo lắng trong học tập, trở nên hiếu chiến, gặp khó khăn trong giao tiếp với mọi người xung quanh. Chứng khó đọc không được điều trị có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập và phát triển các tiềm năng của trẻ khi trưởng thành. Vì vậy việc phát hiện sớm là vô cùng quan trọng, giúp can thiệp sớm, giảm thiểu những hậu quả tiêu cực của chứng khó đọc.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm