Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có nên cắt da móng tay khi làm móng hay để chúng phát triển tự nhiên, không cần phải can thiệp? Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ thông tin rõ hơn về vấn đề này, cũng như những lưu ý đặc biệt khi chăm sóc móng tay và vùng da quanh móng.
Khi làm móng, bên cạnh việc vệ sinh bề mặt,bạn thường được thợ cắt tỉa gọn lớp biểu bì da nằm ngay ở vùng lân cận. Vậy có nên cắt da móng tay khi làm móng hay không?
Cắt da móng tay được hiểu là việc sử dụng dao, kéo nhỏ chuyên dụng để loại bỏ phần biểu bì da bao quanh đường viền của mỗi móng tay. Trong đó can thiệp chủ yếu vào hai bên thành trái - phải còn phần da ở gốc móng và phía đối diện hiếm khi phải làm gọn.
Theo chia sẻ của những người thợ làm nghề thì việc cắt da móng tay sẽ giúp móng sau khi làm có tạo hình đẹp, vào phom tốt hơn. Đặc biệt là tạo thế thuận lợi cho việc phát triển của móng sau này. Ngoài ra, việc cắt da móng tay còn giúp thợ làm móng dễ dàng tiếp cận và thực hiện các kỹ thuật làm đẹp như vẽ, sơn, gắn móng giả,...
Việc cắt da móng tay hầu như không gây đau vì chỉ tương tác đến vùng da sừng bì phía trên. Bên cạnh đó, người trải nghiệm còn cảm thấy rất “đã mắt” khi được cắt tỉa, chăm sóc móng theo cách này. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là chúng ta có nên cắt da móng tay khi làm móng hay không?
Câu trả lời là không. Thực tế cho thấy, việc cắt da móng tay có thể dẫn đến những hệ lụy sau:
Qua những phân tích trên, bây giờ thì bạn đã biết có nên cắt da móng tay khi làm móng hay không rồi chứ?
Khi chăm sóc móng và vùng da lân cận, bạn cần chú ý đến những chi tiết đặc biệt sau:
Dưỡng ẩm là nguyên tắc cốt lõi khi chăm sóc móng tay và lớp da nằm ngay liền kề. Việc dưỡng ẩm thường xuyên sẽ giúp da khỏe mạnh, mịn màng và săn chắc hơn, bề mặt bóng đẹp hơn. Bên cạnh đó, móng cũng sẽ dần cứng cáp, nhanh dài, kết cấu dày dặn và chịu lực tốt hơn, hạn chế tối đa nguy cơ nứt, gãy.
Thị trường trong nước hiện có bán rất nhiều kem dưỡng ẩm chuyên dụng cho vùng móng. Tuy nhiên cách đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm nhất vẫn là thoa một lớp vaseline mỏng hoặc thuốc mỡ lên khu vực cần được chăm sóc. Mỗi ngày bạn chỉ cần bôi dưỡng ẩm một lần vào ban đêm trước khi đi ngủ. Đảm bảo chỉ sau một tháng, bạn sẽ nhận ra ngay sự khác biệt.
Trong trường hợp da nhạy cảm, cần đến sản phẩm thẩm thấu nhanh và không nhờn rít thì bạn có thể dùng lotion dưỡng ẩm cho da tay. Khả năng cấp ẩm của đại diện này không thể so bì với thuốc mỡ và vaseline nhưng chúng lại không gây bóng dầu, tạo bề mặt thoáng nhẹ nên có tính ứng dụng cao hơn hẳn.
Ngoài những gợi ý trên thì một số spa còn dùng sáp nóng để dưỡng ẩm cho móng và da móng tay. Theo đó, loại sáp này sẽ được làm tan chảy và bạn nhúng tay vào khi chúng hạ nhiệt ở mức khoảng 40 - 50 độ C. Sau đó giữ nguyên trong 1/3 giờ rồi lấy ra để sáp nguội dần và khô lại. Cuối cùng kéo sáp ra khỏi tay, bạn sẽ thấy lớp biểu bì mềm mịn trông thấy.
Đây cũng là điều cần đặc biệt coi trọng khi thực hiện kỹ thuật cắt móng. Nếu dụng cụ bị nhiễm khuẩn, không được khử trùng cẩn thận thì tác nhân gây hại này sẽ lây lan vào móng, da và tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy ngay sau đó là điều có thể dự đoán trước.
Chính vì vậy trước khi sử dụng, bạn cần làm sạch bằng cách rửa cồn 70 độ hoặc lau qua bằng dung dịch povidine 10%. Trong trường hợp không có các nguyên liệu trên thì đun sôi nước để chần dụng cụ trong 3 phút cũng là một cách làm hay.
Khi bạn làm móng với tần suất dày đặc, lớp biểu bì da sẽ liên tục bị ma sát và tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ. Hệ quả là dẫn đến tình trạng viêm mé móng gây sưng tấy, đau nhức, thậm chí có thể làm phát sinh ổ bội nhiễm, áp xe. Khi đó thì diễn biến trong giai đoạn kế tiếp sẽ rất khó lường.
Bên cạnh đó, việc làm móng nhiều lần còn khiến da tiếp xúc với hóa chất liên tục và về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến móng nói riêng và sức khỏe nói chung.
Khi móng mỏng yếu, dễ nứt, không thể nuôi dài thì nhiều người có xu hướng tìm đến với cách làm đẹp bằng móng giả. Để phần móng giả có thể bám chắc vào bề mặt móng thật, thợ sẽ mài móng tay của bạn thật mỏng nhằm tăng độ ma sát với thành phần trên. Cùng với điều này thì móng yếu lại càng thêm yếu.
Chẳng những vậy, móng giả còn gây trầy xước hoặc kích ứng cho vùng da lân cận. Do đó, bạn nên tiết chế xuống mức tối thiểu việc sử dụng phương thức làm đẹp này.
Nước rửa bát, nước tẩy móng là những hóa chất thường có chứa acetone với đặc tính tẩy rửa mạnh, gây mất cân bằng ẩm trên da và khiến da khô, dễ bong tróc. Do đó bạn nên đeo bao tay làm bằng nhựa vinyl để bảo vệ da và móng hoặc dùng các sản phẩm vệ sinh không chứa acetone. Như vậy móng và da tay sẽ luôn mềm mại, khỏe khoắn, không bị bào mòn hay khô khốc.
Câu hỏi: “Có nên cắt da móng tay khi làm móng hay không?” đã được giải đáp chi tiết trong bài viết. Sau khi tham khảo thông tin nói trên, liệu bạn có còn “mặn mà” với thói quen làm đẹp cắt da móng tay khi làm móng?
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.