Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tiêm chủng

Có nên đợi trẻ dậy thì mới tiêm HPV không? Thời điểm phù hợp để tiêm vắc xin HPV

Ngày 23/06/2024
Kích thước chữ

Có nên đợi trẻ dậy thì mới tiêm HPV không là câu hỏi được nhiều phụ huynh băn khoăn khi trẻ bước vào tuổi trưởng thành. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thời điểm tiêm HPV thích hợp nhé!

Một trong những biện pháp phòng tránh ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất là tiêm vắc xin ngừa HPV. Tuy nhiên, có nên đợi trẻ dậy thì mới tiêm HPV không? Chuyên gia khuyến cáo thời điểm thích hợp nhất là khi trẻ bước vào độ tuổi từ 9 đến 14. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết sau.

Có nên đợi trẻ dậy thì mới tiêm HPV?

Việc đưa ra quyết định có nên đợi trẻ dậy thì mới tiêm hpv là một vấn đề thường được nhiều người quan tâm, đặc biệt là trong bối cảnh các căn bệnh liên quan đến HPV như ung thư cổ tử cung cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục đang có xu hướng gia tăng.

Theo "Hướng dẫn dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung" của Bộ Y tế Việt Nam năm 2019, đối tượng ưu tiên hàng đầu cho tiêm vắc xin HPV là nhóm trẻ em gái từ 9 đến 14 tuổi. Lý do chính là để tối ưu hiệu quả phòng ngừa bệnh lý lây truyền qua đường tình dục cũng như bệnh lý ung thư sinh dục nguy hiểm do HPV gây ra.

Việc tiêm vắc xin HPV nên được thực hiện càng sớm càng tốt, trong thời điểm trẻ vừa đủ độ tuổi được chỉ định tiêm, trước khi bắt đầu có hoạt động quan hệ tình dục lần đầu hoặc phơi nhiễm lần đầu với HPV sẽ giúp bảo vệ tối đa sức khỏe của trẻ.

Đây không chỉ là một khuyến cáo của Việt Nam mà còn được các tổ chức y tế quốc tế như WHO và CDC ủng hộ. Việc tiêm vắc xin HPV sớm không chỉ giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến HPV mà còn giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus này trong cộng đồng. Đồng thời, tiêm vắc xin càng sớm càng giảm thiểu nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung ở tuổi trưởng thành sau này.

Do đó, từ các nghiên cứu hiện tại, trả lời cho câu hỏi “Có nên đợi trẻ dậy thì mới tiêm HPV?”, chuyên gia khuyến cáo cần phải tiêm ngay, hoàn thành phác đồ chủng ngừa vắc xin HPV càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe toàn diện cho trẻ em.

Từ đó, điều này yêu cầu sự nhận thức từ phía bậc cha mẹ phối hợp với hệ thống y tế từng vùng miền để thúc đẩy chương trình tiêm chủng vắc xin HPV hiệu quả, rộng rãi hơn trong cộng đồng.

Có nên đợi trẻ dậy thì mới tiêm HPV không? Thời điểm phù hợp để tiêm vắc-xin 1
Có nên đợi trẻ dậy thì mới tiêm HPV không?

Thời điểm nên tiêm vắc xin HPV

Việc tiêm vắc xin phòng ngừa HPV là một biện pháp quan trọng, hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của cộng đồng, đặc biệt là trong việc ngăn ngừa các bệnh liên quan đến HPV. Hiện nay, có hai loại vắc-xin chính được sử dụng là Gardasil và Gardasil 9, mỗi loại có phạm vi bảo vệ với chỉ định sử dụng khác nhau như sau:

  • Vắc xin Gardasil: Được chỉ định cho bé gái và phụ nữ từ 9 đến 26 tuổi. Vắc-xin này bảo vệ chống lại 4 tuýp HPV (6, 11, 16, 18) giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, các tổn thương tiền ung thư và các bệnh lý khác do HPV gây ra.
  • Vắc xin Gardasil 9: Mở rộng phạm vi bảo vệ cho cả nam và nữ từ 9 đến 45 tuổi. Vắc-xin này bao gồm 9 tuýp HPV (6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52, 58), bảo vệ người tiêm khỏi nhiều loại HPV nguy hiểm nhất hiện nay, không chỉ gây ra ung thư cổ tử cung mà còn ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn và các tổn thương tiền ung thư hoặc loạn sản.

Vắc xin Gardasil 9 được đánh giá có hiệu quả bảo vệ cao, lên đến trên 90%, được xem là vắc xin bình đẳng giới, phù hợp cho các đối tượng từ 9 đến 45 tuổi, bao gồm cả thanh thiếu niên, người đồng tính và những người có xu hướng tính dục đa dạng.

Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin HPV thường gặp phải vấn đề khan hiếm toàn cầu, dẫn đến việc không đủ số lượng vắc xin để tiêm cho toàn bộ đối tượng cần thiết. Điều này gây ra một thách thức lớn đối với các chương trình tiêm chủng quốc gia, bao gồm cả tại Việt Nam, khiến hàng triệu trẻ em và thanh thiếu niên không thể tiêm ngừa đầy đủ, đúng lịch.

Điều này tăng nguy cơ lây nhiễm HPV cũng như mắc các bệnh liên quan đến virus này, đặc biệt là đối với các đối tượng đã bước vào tuổi dậy thì với xu hướng khám phá về giới tính thông qua quan hệ tình dục.

Vì vậy, để tối ưu hóa hiệu quả của chiến dịch tiêm chủng HPV, cần phải có sự tăng cường sản xuất và phân phối vắc xin đồng thời với việc nâng cao nhận thức, giáo dục cộng đồng về tầm quan trọng của tiêm chủng phòng ngừa HPV từ khi còn nhỏ.

Đây là bước quan trọng để giảm thiểu tác động của các bệnh liên quan đến HPV, từ đó bảo vệ sức khỏe toàn diện cho tất cả mọi người.

Có nên đợi trẻ dậy thì mới tiêm HPV không? Thời điểm phù hợp để tiêm vắc-xin 2
Tiêm vắc-xin sớm là biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Hiệu quả của vắc xin khi tiêm ở độ tuổi phù hợp

Vậy có nên đợi trẻ dậy thì mới tiêm HPV không? Việc tiêm vắc xin phòng ngừa HPV ở độ tuổi phù hợp là một chiến lược hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là trong phòng ngừa các bệnh liên quan đến HPV.

Các tổ chức y tế quốc tế hàng đầu như WHO, CDC và ACIP đã khuyến cáo rằng trẻ em nên bắt đầu tiêm vắc xin HPV từ khi đủ 9 tuổi với nhóm đối tượng ưu tiên là trẻ em từ 9 đến 14 tuổi. Điều này là do nhóm tuổi này có khả năng đáp ứng miễn dịch với vắc-xin cao hơn, đồng thời miễn dịch bền vững hơn so với những nhóm đối tượng lớn tuổi hơn.

Theo các nghiên cứu từ năm 2007 đến 2022, hiệu quả của vắc xin HPV ở thanh thiếu niên từ 9 đến 14 tuổi dao động từ 74% đến 93%, trong khi đối với thanh thiếu niên từ 15 đến 18 tuổi chỉ còn từ 12% đến 90%. Điều này cho thấy rằng tiêm vắc xin HPV ở độ tuổi trẻ hơn sẽ mang lại hiệu quả bảo vệ cao hơn đối với các căn bệnh liên quan đến HPV.

Vì vậy, từ các nghiên cứu kết hợp khuyến cáo của các tổ chức y tế hàng đầu, việc tiêm vắc xin HPV ở độ tuổi phù hợp, đặc biệt là từ 9 đến 14 tuổi, là một chiến lược hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm thiểu các căn bệnh liên quan đến virus HPV. Điều này cần được chú trọng thúc đẩy trong các chương trình tiêm chủng quốc gia để đảm bảo tầm quan trọng của phòng ngừa, chăm sóc sức khỏe toàn diện cho các thế hệ trẻ.

Có nên đợi trẻ dậy thì mới tiêm HPV không? Thời điểm phù hợp để tiêm vắc-xin 3
Hiệu quả miễn dịch đạt được cao nhất khi tiêm ở độ tuổi phù hợp

Lịch trình tiêm HPV cho bé gái

Theo khuyến cáo của các tổ chức y tế như WHO, CDC và ACIP, đối với nhóm đối tượng này, vắc-xin Gardasil 9 được tiêm theo lịch trình 2 mũi, cách nhau từ 6 đến 12 tháng. Đây là một lịch trình đơn giản và hiệu quả, nhằm tối đa hóa hiệu quả miễn dịch cùng tính bền vững của vắc xin.

Việc tiêm vắc xin HPV từ sớm mang lại nhiều lợi ích rõ rệt. Thứ nhất, về mặt miễn dịch, trẻ em từ 9 đến 14 tuổi có khả năng đáp ứng miễn dịch tốt hơn so với những nhóm tuổi lớn hơn, giúp đạt được hiệu quả bảo vệ cao nhất trước khi bước vào độ tuổi dậy thì, có nguy cơ tiếp xúc với HPV.

Thứ hai, lịch trình tiêm 2 mũi vắc xin HPV giúp giảm chi phí và thời gian cho phụ huynh và người tiêm, vì không cần phải tiêm thêm mũi thứ ba như đối với nhóm từ 15 đến 45 tuổi.

Bên cạnh đó, việc áp dụng lịch trình này cũng giảm thiểu sự phiền toái do chích ngừa, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc duy trì chương trình tiêm chủng quốc gia hiệu quả.

Có nên đợi trẻ dậy thì mới tiêm HPV không? Thời điểm phù hợp để tiêm vắc-xin 4
Lịch trình tiêm vắc xin Gardasil 9 bao gồm hai mũi tiêm

Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin giải đáp thắc mắc của quý độc giả về việc có nên đợi trẻ dậy thì mới tiêm HPV. Việc chủ động tiêm ngừa vắc xin HPV cho bé gái từ 9 đến 14 tuổi không chỉ là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả mà còn là một khoản đầu tư vào sức khỏe tương lai của thế hệ trẻ. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cam kết đêm đến các dịch vụ tiêm phòng với chất lượng đảm bảo, an toàn và phù hợp cho mọi đối tượng.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin