Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Có nên thử nghiệm lâm sàng u nguyên bào thần kinh ở trẻ em?

Ngày 05/09/2022
Kích thước chữ

U nguyên bào thần kinh là một căn bệnh nguy hiểm nhưng lại rất hiếm gặp ở trẻ em nên luôn cần những thử nghiệm lâm sàng để phát triển những phương thức mới trong chữa bệnh.

Thử nghiệm lâm sàng hay còn được biết đến là phương pháp thử nghiệm các loại thuốc mới. Điều này có vai trò vô cùng quan trọng giúp các bác sĩ cải thiện phương thuốc, tiếp cận một cách an toàn và hiệu quả hơn trong quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên, với hệ miễn dịch còn non nớt của trẻ, nhiều cha mẹ vẫn còn băn khoăn không biết có nên cho con thử nghiệm lâm sàng u nguyên bào hay không. Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé! 

Thử nghiệm lâm sàng là gì?

Hầu hết các loại thuốc, cùng với phương pháp chữa bệnh hiện đại được sử dụng hiện nay đều phải trải qua quá trình thử nghiệm lâm sàng lâu dài. Các phương thuốc, các cách điều trị này được tiến hành trên các tình nguyện viên. Sau khi thử nghiệm thành công, các loại thuốc này sẽ được Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt và đưa vào sử dụng rộng rãi. 

Trên thực tế, mục đích của việc thử nghiệm các phương pháp điều trị mới là nhằm đánh giá các loại thuốc mới, cách phối hợp các phương thức điều trị hiện có, hướng tiếp cận mới đối với xạ trị hoặc phẫu thuật, và các phương thức điều trị mới. Tại Tổ chức Ung thư Trẻ em, các thử nghiệm lâm sàng trên các bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh lần đầu và bệnh nhân được chẩn đoán bệnh đề kháng hoặc tái phát đang được tiến hành. Một số thử nghiệm lâm sàng nghiên cứu những biện pháp mới nhằm giảm nhẹ các triệu chứng và tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Một số khác lại nghiên cứu các phương pháp để kiểm soát các tác dụng phụ xuất hiện muộn có thể xảy ra một thời gian dài sau khi kết thúc điều trị.

Nếu thử nghiệm hiệu quả, sức khỏe của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, cũng có một số rủi ro với các thử nghiệm này, bao gồm các tác dụng phụ có thể xảy ra và phương pháp điều trị mới không có hiệu quả. Bố mẹ nên trao đổi với đội ngũ nhân viên y tế chăm sóc trẻ về cả ưu điểm và khuyết điểm của việc tham gia một nghiên cứu cụ thể.

Có nên thử nghiệm lâm sàng u nguyên bào thần kinh ở trẻ em? 1 Có nên thử nghiệm lâm sàng u nguyên bào thần kinh ở trẻ em? 

Có nên tham gia thử nghiệm lâm sàng không? 

Mỗi người tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng với nhiều lý do khác nhau. Với một số người, đây là phương pháp điều trị tốt nhất hiện có. Bởi vì các phương pháp điều trị thông thường trước đây có thể chưa hoàn hảo, người bệnh thường sẵn sàng đối mặt với các rủi ro từ các thử nghiệm lâm sàng với hy vọng thu được kết quả khả quan hơn. Một số khác tình nguyện tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng bởi họ biết rằng những nghiên cứu này sẽ đóng góp vào sự tiến bộ trong điều trị u nguyên bào thần kinh ở trẻ em. 

Việc quyết định có nên tham gia thử nghiệm lâm sàng hay không còn phụ thuộc rất lớn vào quyết định của mỗi bệnh nhi, cùng với quyết định của gia đình. Nếu đang phân vân, bạn có thể căn cứ vào các yếu tố sau đây: 

  • Phạm vi chi trả của bảo hiểm của các thử nghiệm lâm sàng là khác nhau với mỗi nơi và với từng nghiên cứu. Ở một số dự án, một phần chi phí trong việc tham gia vào các thử nghiệm này sẽ được hoàn trả lại, với một số khác thì không. Hãy trao đổi trước với đội ngũ nghiên cứu và công ty bảo hiểm để biết bạn được bảo hiểm chi trả như thế nào trong quá trình điều trị thử nghiệm.
  • Các phụ huynh thường lo ngại rằng con của họ sẽ không được điều trị thật vì phải sử dụng giả dược hay “viên đường” trong các thử nghiệm lâm sàng. Tuy vậy, việc sử dụng giả dược trong các thử nghiệm lâm sàng với bệnh ung thư thường khá hiếm và ít được sử dụng trong các nghiên cứu về ung thư ở trẻ em
Có nên thử nghiệm lâm sàng u nguyên bào thần kinh ở trẻ em? 2 Lợi ích của thử nghiệm lâm sàng đi kèm với nhiều rủi ro 

Lưu ý khi thử nghiệm lâm sàng u nguyên bào thần kinh 

Để tham gia vào một thử nghiệm lâm sàng, phụ huynh và trẻ nhỏ phải tham gia vào một thủ tục được gọi là đồng ý có hiểu biết. Trước khi đồng ý, phụ huynh và bệnh nhân sẽ được trao đổi về những vấn đề như: 

  • Mô tả tất cả các chọn lựa điều trị để người bệnh có thể hiểu được sự khác biệt của phương pháp điều trị mới và các phương pháp thông thường.
  • Liệt kê tất các rủi ro của phương pháp điều trị mới, có thể giống hoặc khác với các rủi ro của phương pháp điều trị thông thường.
  • Giải thích những yêu cầu bắt buộc với mỗi người khi tham gia vào thử nghiệm lâm sàng, gồm số lượng các cuộc thăm khám, các xét nghiệm và lịch trình điều trị.

Các thử nghiệm lâm sàng có một số quy tắc được gọi là “tiêu chuẩn lựa chọn”, sử dụng làm nền tảng cho nghiên cứu và giúp cho người tham gia được an toàn. Bạn và đội ngũ nghiên cứu sẽ cùng nhau xem xét lại thật cẩn thận các tiêu chuẩn này trước khi tham gia vào các thử nghiệm.

Những người tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng có thể quyết định dừng lại bất cứ lúc nào vì mọi lý do cá nhân hay sức khỏe. Điều này có thể bắt nguồn từ việc phương pháp điều trị mới không có hiệu quả hoặc do gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, phụ huynh của các trẻ tham gia vào thử nghiệm lâm sàng nên trao đổi với bác sĩ và nhà nghiên cứu về việc ai sẽ điều trị cho con của họ trong và sau một thử nghiệm lâm sàng, hoặc nếu họ rời bỏ thử nghiệm đó trước khi nó kết thúc.

Có nên thử nghiệm lâm sàng u nguyên bào thần kinh ở trẻ em? 3 Trước khi tiến hành thử nghiệm lâm sàng, cần có sự chấp thuận của cả bệnh nhân và gia đình 

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có quyết định có nên cho con thử nghiệm lâm sàng u nguyên bào thần kinh hay không. Bạn cần lưu ý rằng bên cạnh các ưu điểm, thử nghiệm lâm sàng cũng đi kèm với rất nhiều rủi ro, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ em. 

Thu Trang 

Nguồn: Yhoccongdong.com

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin