Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Co thắt bao xơ sau nâng ngực là biến chứng muộn xuất hiện ở phụ nữ sau khi đặt túi ngực. Có thể hiểu đơn giản là xung quanh túi độn ngực xuất hiện lớp vỏ bảo vệ độc lập với các mô của cơ thể. Tình trạng này có nhiều cấp độ và mỗi cấp độ sẽ có triệu chứng khác nhau.
Co thắt bao xơ xảy ra khi xung quanh túi ngực xuất hiện vỏ bọc xơ cứng gây đau và biến dạng hình dáng ngực. Đây là tình trạng thường gặp sau khi thực hiện phẫu thuật nâng ngực. Để hạn chế rủi ro này, cần tránh vận động mạnh vùng vai và ngực trong 6 tháng đầu sau khi đặt túi ngực. Vậy nguyên nhân dẫn đến co thắt bao xơ sau nâng ngực là gì? Dấu hiệu và cách khắc phục ra sao?
Khi túi độn được đặt vào khoang ngực, cơ thể sẽ bắt đầu tạo ra các mô sợi như một lớp vỏ bao quanh túi độn gọi là pocket. Các pocket này thường khá mềm mại, đồng nhất với các mô xung quanh và không thể sờ hay cảm nhận được. Nhưng trong trường hợp của co thắt bao xơ, các pocket này sẽ trở nên dày hơn và chứa những dải sợi xơ cứng, được hình thành do sẹo xơ hình thành quanh túi ngực gọi là bao xơ.
Co thắt bao xơ có 4 cấp độ khác nhau, từ cấp 1 đến cấp 4. Trường hợp co thắt bao xơ cấp độ 1 và cấp độ 2, thường rất khó nhận biết vì không có cảm giác cứng hay đau rõ rệt. Nhưng ở cấp độ 3 và cấp độ 4, tình trạng này sẽ dễ nhận biết hơn qua các biểu hiện như hình dạng ngực biến dạng, co rút và đau khi vận động vùng vai ngực, đôi khi có thể xảy ra khi ngủ hoặc nghỉ ngơi.
Co thắt bao xơ có thể xảy ra sau phẫu thuật nâng ngực bất cứ khi nào sau khi túi ngực đã hình thành hoàn chỉnh. Đặc biệt là ở cấp độ 1 và cấp độ 2, không có triệu chứng rõ ràng nên nhiều chị em không phát hiện. Lâu dần, tình trạng này sẽ tiến triển lên cấp độ 3 và cấp độ 4. Thông thường, co thắt bao xơ sẽ dễ gặp phải trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật. Có đến 75% trường hợp xuất hiện co thắt bao xơ (nếu có) trong vòng 2 năm kể từ khi thực hiện nâng ngực.
Tình trạng co thắt bao xơ sau nâng ngực tuy khá phổ biến, nhưng nhiều chị em không để ý các dấu hiệu sớm dẫn đến hiện tượng ngực bị co cứng và biến dạng theo thời gian. Một số trường hợp còn cảm thấy đau nhiều khi vận động vùng vai ngực.
Có nhiều trường hợp co thắt bao xơ xảy ra trong khoảng 6 - 12 tháng sau khi phẫu thuật. Chị em có thể cảm nhận cơn đau co thắt nhưng không diễn ra thường xuyên. Nguyên nhân là do mỗi người có cấu trúc mô liên kết khác nhau, dẫn đến quá trình lành thương và tiến triển của bao xơ cũng sẽ khác nhau.
Nghiên cứu cho thấy, trong số những ca phẫu thuật nâng ngực có một tỷ lệ bị co thắt bao xơ nhất định. Cụ thể, cứ khoảng 6 ca nâng ngực thì sẽ có khoảng 1 ca gặp phải tình trạng co thắt bao xơ ở một mức độ nào đó. Mặc dù không phải tất cả trường hợp đều có biểu hiện rõ ràng.
Để chẩn đoán co thắt bao xơ, cần phải dựa vào việc khám lâm sàng ngực ở cả tư thế đứng và nằm. Khi sờ vào sẽ cảm nhận được sự co cứng tại một hoặc nhiều điểm trên bầu ngực. Chuyên sâu hơn, phương pháp chụp MRI sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng co thắt bao xơ dưới dạng trực tiếp hoặc gián tiếp qua hình ảnh.
Co thắt bao xơ có thể được phân loại thành bốn độ khác nhau như:
Không phải trường hợp bị co thắt bao xơ sau nâng ngực nào cũng cần phải phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn. Việc lựa chọn bóc bao xơ toàn phần hay bán phần còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như độ dày mỏng, vị trí, tình trạng của bao xơ cũng như tình trạng hiện tại của khoang ngực.
Mục tiêu của phẫu thuật điều trị co thắt bao xơ là tạo hình lại khuôn ngực tự nhiên, mềm mại, khe ngực phù hợp và kích thước ngực đồng đều. Vì vậy, hãy trao đổi cùng với bác sĩ để chọn phương án cắt bao xơ phù hợp nhất và xem xét hình ảnh bao xơ sau khi được loại bỏ.
Để đảm bảo phẫu thuật cho kết quả tốt nhất, hãy chọn bác sĩ có kinh nghiệm chuyên môn về bệnh lý và thẩm mỹ trong phẫu thuật bóc bao xơ tạo hình dáng ngực. Trong quá trình phẫu thuật bóc bao xơ, cần phải hạn chế tình trạng chảy máu, chảy dịch và tụ dịch vì có thể sẽ làm tăng nguy cơ tái phát bao xơ. Theo các chuyên gia, nên dùng dao siêu âm trong phẫu thuật tháo túi ngực, bóc bao xơ và tạo hình khoang đặt túi. Bởi cơ chế hoạt động của dao siêu âm là đốt - hàn - cắt, giúp hạn chế tối đa tình trạng chảy máu, chảy dịch và nguy cơ tái phát bao xơ.
Quá trình bóc bao xơ sử dụng dao siêu âm Harmonic bao gồm các bước sau:
Nguyên nhân gây co thắt bao xơ sau nâng ngực không phải do khoang đặt không phù hợp với size túi ngực hay do tay nghề bác sĩ. Để tránh tình trạng này, không nên vận động mạnh vùng vai và ngực ít nhất 6 tháng sau khi phẫu thuật. Đồng thời, tránh các động tác như bóp, đè, va chạm, dùng lực lên ngực hay khiên vật nặng lên vai và ngực. Điều quan trọng là giữ cho quá trình lành thương được diễn tiến một cách tự nhiên. Sau 6 tháng, các hoạt động có thể trở lại bình thường.
Ngoài ra, kiểm tra định kỳ bằng chụp MRI chuyên sâu về nhũ cũng sẽ góp phần theo dõi tình trạng sức khỏe của ngực, túi ngực, pocket và bao xơ. Đồng thời, phát hiện sớm nguy cơ và điều trị kịp thời các bệnh lý liên quan.
Co thắt bao xơ chỉ là phản ứng tự nhiên của hệ miễn dịch sau khi cấy ghép các chất lạ vào cơ thể, vì vậy tình trạng này không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Hy vọng những chia sẻ từ bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân và cách điều trị khi bị co thắt bao xơ sau nâng ngực. Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường, hãy đến gặp Bác sĩ Chuyên khoa Ngoại Vú để được kiểm tra và có biện pháp can thiệp kịp thời nhé!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.