Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chụp MRI là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến trên khắp thế giới. Sự phát triển của kỹ thuật chụp MRI đã tạo ra một cuộc cách mạng trong nền y học. Vậy chụp MRI là gì? Chúng có tác dụng gì trong chẩn đoán bệnh?
Chụp MRI là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng hiện đại và mang lại hiệu quả cao khi xác định tình trạng của người bệnh. Dựa vào kết quả chụp MRI để có thể phát hiện hiện các bệnh lý nguy hiểm và đưa ra một phác đồ điều trị hợp lý. Có rất nhiều người chưa hiểu rõ chụp MRI là gì và ý nghĩa của kỹ thuật này. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé!
Chụp MRI (Magnetic Resonance Imaging) hay còn gọi là chụp cộng hưởng từ. Đây là phương pháp sử dụng sóng từ trường và sóng radio mạnh để tạo ra hình ảnh của các cơ quan trong cơ thể.
MRI thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh ở nhiều bộ phận trên cơ thể như não, tim, phổi… và đặc biệt là các mô mềm hay hệ thần kinh.
Hình ảnh chụp MRI rất rõ nét, có độ tương phản cao và có khả năng tái tạo 3D đem lại hiệu quả cao trong chẩn đoán bệnh. Có nhiều trường hợp, kết quả chẩn đoán từ hình ảnh MRI tốt hơn siêu âm, chụp cắt lớp CT…
Ngoài ra, chụp cộng hưởng từ MRI không dùng tia xạ nên rất an toàn và được đánh giá cao trong chẩn đoán bệnh.
Sự phát triển của kỹ thuật chụp MRI là một dấu mốc quan trọng đối với nền y học trên thế giới. Nhờ có kỹ thuật này mà các nhà khoa học, bác sĩ có thể nhìn rõ các mô, cơ quan trong cơ thể một cách chi tiết không cần xâm lấn.
Chụp cộng hưởng từ (MRI) thường được sử dụng chẩn đoán các bệnh lý sau:
Trong chẩn đoán các bệnh lý về thần kinh, chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp bác sĩ phát hiện được tình trạng sức khoẻ của người bệnh như phình mạch máu não, các chấn thương ở não do tai nạn, rối loạn tủy sống, khối u não…
Nhờ có kỹ thuật chụp cộng hưởng từ (MRI) mà hình ảnh giải phẫu của não và các mạch máu xung quanh trở nên rõ ràng giúp xác định chính vùng bị tổn chấn thương. Từ đó, bác sĩ có thể căn cứ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp bác sĩ đánh giá chính xác hoạt động và chức năng của tim:
Ngoài các bệnh lý về thần kinh và tim mạch thì chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể phát hiện các khối u bất thường ở nhiều cơ quan:
Ngoài ra, đây cũng là phương pháp đem lại hiệu quả cao khi chẩn đoán các dị tật bẩm sinh của thai nhi. Thông thường bác sĩ chỉ định thực hiện chụp MRI khi gặp khó khăn trong thực hiện siêu âm do mẹ bầu béo phì, thai nhi thiếu nước ối…
Sau khi được bác sĩ yêu cầu chụp cộng hưởng từ (MRI), người bệnh được chuyển tới khoa chẩn đoán hình ảnh để thay đồ và tháo toàn bộ vật dụng kim loại ở trên người để đảm bảo an toàn và kết quả ảnh chụp được chính xác.
Khi bệnh nhân vào phòng để tiến hành kỹ thuật, nhân viên y tế sẽ để họ nằm trên bàn quét sao cho thoải mái nhất. Trong quá trình chụp, máy sẽ phát ra âm thanh khó chịu. Nhưng hiện nay các máy chụp đã được hoàn thiện hơn làm hạn chế tối đa tiếng ồn, không gây khó chịu cho người bệnh.
Khi người bệnh tiến hành chụp cộng hưởng từ (MRI), nhân viên thực hiện kỹ thuật sẽ giao tiếp với người bệnh qua hệ thống liên lạc nội bộ. Nhờ vậy, người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái, tránh cảm giác lo lắng.
Điều quan trọng trong suốt quá trình thực hiện là người bệnh phải giữ yên một tư thế. Bởi vì bất kì một cử động nào cũng sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh được chụp. Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ phải nín thở để kết quả chụp được chính xác.
Tuỳ vào các vùng chụp khác nhau mà thời gian thực hiện sẽ khác nhau dao động từ 15 - 60 phút mà không gây khó chịu cho người bệnh.
Nếu bệnh nhân là các em nhỏ, bác sĩ sẽ yêu cầu gây mê để bé có thể ngủ trong suốt quá trình thực hiện và tỉnh lại sau khi kết thúc. Một chú ý nho nhỏ là các bé sẽ phải nhịn ăn 6 tiếng trước khi thực hiện chụp MRI.
Sau khi thực hiện kỹ thuật chụp MRI, bác sĩ sẽ kiểm tra các ảnh vừa chụp. Nếu ảnh đạt yêu cầu và không cần chụp thêm thì bạn có thể ra về chờ đợi kết quả chẩn đoán từ bác sĩ.
Đây là một phương pháp giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh rất hiệu quả với nhiều ưu điểm nổi bật:
Dù máy chụp cộng hưởng từ (MRI) có nhiều tính năng nổi trội nhưng vẫn còn một số nhược điểm khi chụp thực hiện:
Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc có thể hiểu chụp MRI là gì và những ưu - nhược điểm khi thực hiện kỹ thuật này. Hãy theo dõi Nhà Thuốc Long Châu để được biết thêm nhiều kiến thức mới nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.