Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm não Nhật bản là một bệnh khá nặng, nguy cơ tử vong cao và để lại nhiều di chứng. Bạn cần phải biết dịch tễ học bệnh viêm não Nhật Bản để có những thông tin, những con số biết nói về tỉ lệ mắc bệnh, khả năng lây lan qua đó biết được mức độ nguy hiểm của nó.
Viêm não Nhật Bản là một bệnh nhiễm khuẩn thần kinh cấp tính do virus viêm não Nhật Bản gây ra. Bệnh viêm não Nhật Bản có lây không? Bệnh này lây lan từ động vật, gia súc sang cơ thể con người thông qua muỗi Culex đốt và truyền mầm bệnh.
Bệnh này thường có diễn biến nặng có thể gây nên nhiều biến chứng về thần kinh, tâm thần, nghiêm trọng hơn là dẫn đến tử vong.
Nói đến dịch tễ học bệnh viêm não Nhật Bản thì phải kể đến tác nhân gây nên bệnh này. Virus viêm não Nhật Bản là virus thuộc nhóm Flavi, họ Arbovius B.
Virus này có sức đề kháng kém khi ở ngoài cơ thể vật chủ. Virus này có thể mất đi hoạt lực khi ở nhiệt độ 56 độ C trong khoảng thời gian là 30 phút hoặc bởi 0,2% focmalin mà không mất tính chất kháng nguyên.
Viêm não Nhật Bản (VNNB) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm não virus cho trẻ em ở khu vực châu Á, Thái Bình Dương. Theo một nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh viêm não Nhật Bản tại tỉnh Bắc Giang cho biết trong số 599 trường hợp hội chứng não cấp được ghi nhận trong 10 năm tại Bắc Giang để cung cấp cơ sở dữ liệu cho kế hoạch dự phòng bệnh trong giai đoạn tiếp theo. Kết quả đã xác định 39/599 trường hợp bị VNNB, tỷ lệ VNNB là 6,50% (tỷ lệ mắc trung bình là 0,25/100.000 dân), chủ yếu ở trẻ dưới 15 tuổi. Mùa dịch VNNB là các tháng 5, 6 và 7 với đỉnh dịch là tháng 6, có chu kỳ dịch là 2-3 năm. Các trường hợp bị VNNB đều chưa được tiêm phòng vắc xin hoặc tiêm không đủ 3 liều cơ bản hoặc không được tiêm nhắc lại định kỳ. Tỷ lệ bao phủ vắc xin VNNB cho trẻ 1-5 tuổi đạt 98,20% (2006-2015), hiệu quả bảo vệ của vắc xin VNNB xác định trong nghiên cứu này là 99,55%. Đây là những con số cho thấy tỉ lệ mắc bệnh VNNB ở trẻ có độ tuổi dưới 15 là khá cao. Thông tin này cũng là cảnh báo tới các ông bố bà mẹ cần phải kịp thời tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của con mình.
Lâm sàng:
Sốt cao
Đau đầu, cứng cổ, lẫn lộn, run, co giật
Rối loạn ý thức
Yếu cơ, liệt cơ
Một số trường hợp nặng là hôn mê, tử vong
Cận lâm sàng:
Có những xét nghiệm để chẩn đoán như : phân lập virus, huyết thanh chẩn đoán...
Nguồn truyền bệnh:
Người bệnh, người mang mầm bệnh
Động vật: lợn, chim...
Đường truyền nhiễm: muỗi Culex
Bệnh này có tính cảm thụ và miễn dịch. Đặc điểm dịch tễ học bệnh viêm não Nhật Bản có những con số, thông tin khiến bạn phải giật mình về tầm quan trọng trong phòng bệnh này. Sử dụng vắc xin phòng bệnh đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất sẽ là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.
Thanh Hiền
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.