Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đánh răng bằng baking soda được nhiều người truyền tai như một giải pháp làm trắng răng hiệu quả và tiết kiệm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn liệu việc đánh răng bằng baking soda có thực sự an toàn hay không. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng baking soda để làm trắng răng, đánh răng bằng baking soda có hại không cũng như các lưu ý quan trọng để đảm bảo sức khỏe răng miệng.
Làm trắng răng bằng baking soda là một phương pháp hiệu quả, giúp loại bỏ các vết bẩn trên bề mặt răng, làm sạch vôi răng và giảm hôi miệng. Đây cũng là một giải pháp tiết kiệm và có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác để nâng cao hiệu quả làm trắng răng. Tuy nhiên liệu cách đánh răng bằng baking soda có hai không?
Baking soda hay còn gọi là muối nở, là một loại muối hóa học ở dạng bột màu trắng. Nó có khả năng hút ẩm tốt nhưng ít tan trong nước. Thành phần chính của baking soda là natri hidrocacbonat, một chất có tính kiềm, có khả năng tẩy rửa nhẹ nhưng rất hiệu quả. Dạng bột mịn của nó có vị mặn và dễ tan trong nước.
Baking soda được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như nấu ăn, tẩy rửa, điều trị vết thương và làm đẹp. Nhờ khả năng tẩy sạch các vết bẩn, vết ố và cặn bám, nhiều sản phẩm kem đánh răng hiện nay đã bổ sung baking soda vào thành phần để tăng cường hiệu quả làm trắng và làm sạch răng.
Ngoài ra, baking soda còn có tác dụng kháng khuẩn và diệt nấm, giúp giảm hôi miệng, ngăn ngừa sâu răng và hỗ trợ điều trị các vấn đề về miệng.
Baking soda có khả năng trung hòa axit, vì vậy nhiều người sử dụng baking soda như một pương pháp tẩy trắng răng nhanh chóng và hiệu quả.
Về mặt hóa học, natri bicarbonat (NaHCO3) có khả năng hỗ trợ hấp thu calci và phosphat, góp phần củng cố bề mặt răng. Về mặt vật lý, quá trình mài mòn chỉ xảy ra khi có sự chà xát giữa các vật liệu có độ cứng chênh lệch.
Natri bicarbonat có độ cứng chỉ bằng 30 – 40% so với men răng và các hợp chất chứa calci trên bề mặt răng, vì vậy không thể gây mài mòn răng. Trái lại, nó còn giúp bảo vệ và củng cố lớp men răng, làm cho răng trở nên vững chắc hơn.
Với hàm lượng phù hợp, NaHCO3 được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc răng miệng cho trẻ em, giúp phòng ngừa các bệnh như viêm nha chu, sâu răng và nấm miệng. Natri bicarbonat thường là thành phần chính trong kem đánh răng, nước súc miệng, và gạc răng miệng dành cho trẻ nhỏ.
Tuy nhiên nếu sử dụng baking soda kéo dài hoặc lạm dụng một lượng lớn trong một lần đánh răng với mong muốn tẩy trắng răng nhanh hơn, men răng sẽ dần bị mài mòn theo thời gian. Khi lớp men bảo vệ bên ngoài bị bào mòn, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào lớp ngà răng và tủy răng, gây ra các vấn đề nghiêm trọng như sâu răng, hôi miệng, và ê buốt răng.
Vì vậy, việc đánh răng bằng baking soda cần được cân nhắc kỹ lưỡng và thực hiện đúng theo hướng dẫn. Bạn nên chú ý đến tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại, cũng như liều lượng và tần suất sử dụng baking soda để đảm bảo rằng việc đánh răng bằng baking soda an toàn và hiệu quả.
Không khó để tìm thấy những hướng dẫn về việc sử dụng baking soda như một phương pháp tẩy trắng răng tại nhà. Tuy nhiên, nhiều bài viết lại thiếu thông tin cụ thể về liều lượng và nguồn gốc của baking soda.
Theo các chuyên gia, việc bảo vệ răng miệng hiệu quả nhất vẫn là duy trì thói quen chải răng đều đặn và sử dụng các sản phẩm chăm sóc miệng đã được Bộ Y tế cấp phép. Nếu việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày không mang lại kết quả như mong đợi, bạn nên tham khảo ý kiến nha sĩ thay vì tự ý sử dụng baking soda hoặc kết hợp với các nguyên liệu như chanh hay giấm tại nhà.
Đối với trẻ em, việc sử dụng gạc rơ lưỡi chứa NaHCO3 với hàm lượng phù hợp theo quy định của Bộ Y tế giúp làm sạch miệng hàng ngày, phòng ngừa các bệnh như tưa lưỡi, nấm lưỡi, và các vấn đề răng miệng khác, đồng thời ngăn ngừa sâu răng một cách hiệu quả. Việc sử dụng sản phẩm này không dẫn đến tích lũy, do đó không cần lo lắng về việc mòn men răng trong tương lai. Một thành phần tốt chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi được sử dụng với liều lượng hợp lý và đúng cách.
Nếu bạn đang có ý định đánh răng bằng baking soda, hãy lưu ý một số điểm quan trọng sau:
Hạn chế sử dụng quá mức: Để tránh làm mòn lớp men răng bên ngoài, chỉ nên sử dụng baking soda tối đa 2 lần/tuần, không nên lạm dụng việc đánh răng bằng baking soda với hy vọng tẩy trắng nhanh chóng.
Tránh dùng nếu có vấn đề về răng miệng: Những người đang mắc các bệnh lý như viêm nha chu, sâu răng, hoặc viêm lợi nên tránh đánh răng bằng baking soda.
Không kết hợp với giấm hoặc chanh: Việc kết hợp baking soda với giấm hoặc chanh có thể làm men răng bị mài mòn và giảm hiệu quả tẩy trắng, do tính axit mạnh của các thành phần này.
Thận trọng khi niềng răng hoặc dị ứng: Nếu bạn đang niềng răng hoặc có dấu hiệu dị ứng với các chất tẩy trắng răng, không nên sử dụng baking soda. Đặc biệt, nếu bạn sử dụng keo chỉnh nha hoặc mắc cài cố định, baking soda có thể làm mềm keo, ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha.
Duy trì chăm sóc răng miệng hàng ngày: Đừng phụ thuộc hoàn toàn vào baking soda, việc chăm sóc răng miệng hàng ngày vẫn cần được duy trì để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Khám răng định kỳ: Nên kiểm tra tình trạng răng miệng định kỳ với bác sĩ nha khoa ít nhất mỗi 6 tháng để phát hiện sớm và điều trị các vấn đề răng miệng kịp thời. Tránh tự ý thực hiện các biện pháp làm trắng răng tại nhà khi chưa có đầy đủ hướng dẫn.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về việc đánh răng bằng baking soda có hại không. Nếu bạn quyết định áp dụng phương pháp này, hãy đảm bảo tuân thủ đúng cách để đạt hiệu quả và an toàn tối đa. Mặc dù baking soda không chứa các thành phần gây kích ứng trực tiếp cho răng, nhưng việc sử dụng cần được thận trọng để tránh làm hỏng men răng, điều này có thể dẫn đến sâu răng. Để an toàn, bạn nên hạn chế đánh răng bằng baking soda.
Xem thêm: Baking soda có phải là bột nở không?
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.