Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Muối NaHCO3 hay còn gọi là natri bicarbonate là một hợp chất hóa học có thể tương tác với một số loại thức ăn, rượu và gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng. Vậy, bạn đã biết rõ muối NaHCO3 là gì hay chưa?
Muối NaHCO3 là gì và có công dụng như thế nào? Loại muối này có chống chỉ định với trường hợp nào hay không? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc hãy chú ý theo dõi.
Muối NaHCO3 hay còn được gọi là natri bicarbonate, baking soda chính là một hợp chất hóa học với công thức hóa học là NaHCO3. Hợp chất này có tên hóa học là Natri Hydrocarbonat. Đây thực chất là một loại muối bao gồm các ion bicarbonate và Natri, tồn tại dưới dạng chất rắn màu trắng tinh thể, thường được sử dụng dưới dạng bột mịn.
Theo đó, muối NaHCO3 được ứng dụng rộng rãi trong vai trò là một chất phụ gia và có tác dụng rất tốt để làm bánh, chế biến các món ăn và làm mềm thịt,... Bên cạnh đó, muối NaHCO3 cũng có thể được sử dụng để tẩy rửa tại chỗ. Riêng trong y tế, muối NaHCO3 giúp chống lại toan hóa máu, acid dạ dày và kiềm hóa nước tiểu. Tuy nhiên, việc sử dụng dung dịch NaHCO3 để chống toan máu sẽ cần phải làm xét nghiệm trước và chỉ định cẩn trọng.
Muối NaHCO3 được sử dụng trong các loại thực phẩm, bánh có chứa thành phần baking soda sẽ có hàm lượng thấp và mức độ an toàn cao, thường không gây ra bất cứ phản ứng bất thường nào đối với cơ thể. Thế nhưng trong trường hợp loại muối này được sử dụng với vai trò là dược phẩm thì không thể sử dụng một cách tùy ý, cần phải có toa và hướng dẫn của bác sĩ. Do đó, trước khi sử dụng, bạn hãy trao đổi với bác sĩ tất cả các vấn đề về sức khỏe của mình, bao gồm các loại thuốc đang sử dụng để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng muối NaHCO3.
Theo đó, muối NaHCO3 sẽ được điều chế thành dạng dung dịch tiêm, tá dược, dạng uống,... với hàm lượng khác nhau, cụ thể:
Dung dịch tiêm: 1.4%, 4.2%, 7.5% và 8.4%.
Dung dịch natri bicarbonat còn có chứa nước cất tiêm, dinatri edetat và một số các chất điện giải khác. Và 1 ml dung dịch 8,4% = 1 mEq = 1 mmol.
Thuốc chống acid dạng uống được điều chế thành nhiều dạng khác nhau:
Dạng viên uống hoặc qua ống thông mũi - dạ dày cũng được chuẩn bị để làm các xét nghiệm như một số chế phẩm phối hợp với natri bicarbonat và các chất điện giải như natri clorid, kali clorid, natri sulfat.
NaHCO3 được dùng để làm tá dược đệm cho một số các loại thuốc khác như thuốc hạ sốt loại salicylat.
NaHCO3 được chỉ định trong các trường hợp:
Muối NaHCO3 sẽ chống chỉ định với một số trường hợp như:
Bên cạnh đó, người dùng tuyệt đối không tự ý sử dụng cũng như lạm dụng natri bicarbonat. Sử dụng quá nhiều có thể gây ra tình trạng nhiễm kiềm chuyển hóa, phù. Ngoài ra, khi sử dụng cũng cần chú ý tới khả năng bị giảm kali và tăng natri huyết.
Người dùng cần đặc biệt chú ý, thuốc natri bicarbonate có thể làm xuất hiện phản ứng tương tác với một số yếu tố như:
Khi phối hợp NaHCO3 với uống thuốc chống acid sẽ làm cho sự hấp thụ của một số loại thuốc giảm đi hoặc chậm lại. Một số loại thuốc cụ thể có thể kể tới như rifampicin, clopromazin, diflunisal, tetracyclin, ciprofloxacin và các thuốc kháng cholinergic.
Như vậy, trên đây là một số thông tin có liên quan tới muối NaHCO3. Bạn đọc chú ý, những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để hiểu rõ hơn về NaHCO3 cũng như cách sử dụng NaHCO3 an toàn, hãy liên hệ với các chuyên gia, bác sĩ để được tư vấn chi tiết.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.