Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 khiến nhiều mẹ lo lắng? Nguyên nhân nào dẫn đến những cơn đau bụng này? Theo dõi tiếp bài viết để hiểu về vấn đề này và những điều cần phải lưu ý khi mang thai tháng thứ 4.
Trong suốt thời kỳ mang thai, chắc chắn mẹ bầu phải trải qua nhiều thay đổi khi thai nhi lớn dần gây nhiều khó chịu. Trong số đó, tình trạng đau bụng khi mang thai tháng thứ 4 khá phổ biến. Trong bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu xem những cơn đau bụng này có nguy hiểm hay không? Và cách giảm đau bụng khi mang thai nhé.
Khi đã vượt qua được 3 tháng đầu của thai kỳ cơ thể mẹ sẽ dần ổn định hơn. Nhưng cũng có trường hợp mẹ bị đau bụng khi mang thai tháng thứ 4. Theo các chuyên gia, những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do:
Hiện tượng giãn dây chằng không còn quá xa lạ và có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau. Đối với bà bầu, giãn dây chằng do tử cung to lên gây đau bụng dưới. Cơn đau thường có thể tồi tệ hơn khi mẹ hắt hơi, ho hoặc thay đổi tư thế từ đứng sang ngồi.
Một trong những triệu chứng phổ biến ở phụ nữ mang thai là táo bón kéo dài do tử cung chèn ép lên thành ruột. Ngoài ra, lượng hormone progesterone tăng lên khiến cơ trơn ở thực quản và ruột giãn ra dẫn đến đầy hơi, chướng bụng. Những nguyên nhân này có thể dẫn đến co thắt và đau bụng dưới ở tháng thứ 4 của thai kỳ.
Đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt là những tháng đầu thường được bổ sung nhiều loại dưỡng chất để bồi bổ cho mẹ và bé. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh và phát triển bình thường mẹ bầu cần ăn nhiều. Điều này có thể gây tích tụ mỡ cho mẹ bầu trong thai kỳ và gây đau bụng khi mang thai.
Trong trường hợp dây chằng bị kéo căng ra để nâng đỡ thai nhi thì đây là hiện tượng bình thường. Tình trạng này hầu hết phụ nữ mang thai đều trải qua, chỉ cần nghỉ ngơi hoặc thay đổi tư thế sẽ nhanh chóng giảm bớt cơn đau nhẹ.
Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp mẹ cần lưu ý và đi khám bác sĩ sớm. Nếu đau bụng dưới ở tháng thứ 4 kèm theo các biểu hiện như đau bụng dữ dội, tiết dịch âm đạo bất thường hoặc kèm máu,... Đây cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như mang thai ngoài tử cung, chuyển dạ sinh non, sảy thai hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.
Việc điều trị đau bụng khi mang thai mặc dù phụ thuộc vào nguyên nhân, tuy nhiên một số mẹo có thể giúp mẹ bầu giảm bớt sự khó chịu của các cơn đau vùng chậu khi mang thai:
Bụng căng cứng không phải là hiện tượng nguy hiểm hay hiếm gặp khi mang thai tháng thứ 4. Em bé lớn dần, tử cung mở rộng chèn ép xương chậu, bà bầu tăng cân nhanh hơn. Tất cả những điều này đều có thể là nguyên nhân gây ra các cơn cứng bụng. Tuy không nguy hiểm nhưng bụng căng tức gây cảm giác khó chịu. Mẹ bầu có thể giảm các triệu chứng bằng cách giảm xoa bụng và thay đổi tư thế nằm ngồi thường xuyên.
Vào tháng thứ 4 của thai kỳ, em bé đã bắt đầu cử động. Nhưng không nhất thiết phải đến tháng thứ 4, vì vậy nếu mẹ thấy bé không đạp thì cũng đừng lo lắng. Một số em bé di chuyển rất nhẹ nên mẹ không cảm thấy. Các mẹ chỉ nên lo lắng nếu con đã hơn 5 tháng mà vẫn không cảm nhận được chuyển động của bé.
Tháng thứ tư được cho là tháng thoải mái nhất trong 9 tháng mang thai. Đây là tháng mà hầu hết các bà bầu đã qua giai đoạn ốm nghén. Đồng thời những áp lực do thai nhi lớn cũng không phát sinh nhiều. Đối với tư thế nằm bạn chỉ cần chọn tư thế nằm thoải mái nhất để dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Bạn cũng có thể nằm nghiêng về bên trái để tránh chèn ép tĩnh mạch chủ làm giảm lượng máu đến thai nhi. Dùng gối dành cho bà bầu, kê cao đầu, cao chân đều được nếu những điều này giúp bạn thoải mái hơn. Tránh thiếu ngủ trong thời gian này.
Bổ sung sắt, canxi và vitamin D trong tháng thứ 4 của thai kỳ rất có lợi cho thai nhi. Giai đoạn này bé đang hoàn thiện hệ xương nên mẹ cần bổ sung nhiều canxi. Phụ nữ mang thai cũng nên bổ sung 20-30 mg sắt mỗi ngày để cung cấp đủ máu cho mẹ và bé. Vấn đề của việc bổ sung sắt là táo bón vì vậy mẹ bầu hãy nhớ ăn nhiều chất xơ giúp cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa.
Vào tháng thứ tư của thai kỳ, em bé có thể nghe thấy âm thanh từ bên ngoài. Đây là thời điểm mẹ nên tăng sự gần gũi với bé bằng cách nghe nhạc hoặc đọc truyện. Lắng nghe em bé để cải thiện sự tương tác. Thiết lập tương tác với bé để tăng cường mối liên kết giữa mẹ bầu và thai nhi. Các mẹ nên nhờ chồng đọc truyện và trò chuyện với em bé để trẻ quen và cảm nhận được giọng nói của ba nhé.
Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin về đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4. Tuy nhiên nếu đau bụng khi mang thai tháng thứ 4 hoặc bất kỳ lúc nào khác quá dữ dội, mẹ hãy đi khám ngay để theo dõi và đánh giá sức khỏe của mẹ và thai nhi an toàn.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.