Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Cơ - Xương - Khớp/
  4. Giãn dây chằng

Giãn dây chằng: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bác sĩNguyễn Lê Băng Giang

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền tại Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền. Với phương châm lấy người bệnh làm trung tâm, bác sĩ luôn giúp đỡ người bệnh, mang những kiến thức và kinh nghiệm để chia sẻ với mọi người, góp phần nâng cao hiểu biết về sức khỏe cho cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Giãn dây chằng hay dân gian còn gọi là bong gân, khi các dải mô nối hai xương với nhau trong khớp của bạn bị tổn thương khiến chúng kéo dãn ra. Những vị trí bong gân phổ biến mà bạn có thể bị là mắt cá chân, đầu gối và cổ tay. Điều trị ban đầu bao gồm nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng ép và kê cao. Giãn dây chằng nhẹ có thể được điều trị tốt tại nhà. Giãn dây chằng nghiêm trọng đôi khi cần phẫu thuật để sửa chữa dây chằng bị rách.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung giãn dây chằng

Giãn dây chằng là chấn thương dải mô collagen, tức là dây chằng nơi nối hai hoặc nhiều xương với khớp. Chức năng chính của dây chằng là cung cấp sự ổn định thụ động của khớp và nó đóng một vai trò quan trọng trong chức năng cảm nhận bản thể.

Giãn dây chằng có thể từ nhẹ (chỉ rách một vài sợi) đến nặng (đứt hoàn toàn dây chằng, dẫn đến mất vững khớp).

Mức độ nghiêm trọng của giãn dây chằng được phân loại dựa trên mức độ tổn thương của dây chằng và khớp có bị mất vững hay không. Khớp có thể trở nên không ổn định khi dây chằng bị tổn thương không còn khả năng hỗ trợ cho nó:

  • Độ I: Tổn thương cấu trúc chỉ ở mức độ vi thể, với đau nhẹ cục bộ và không mất ổn định khớp.
  • Độ II: Rách một phần dây chằng, sưng có thể nhìn thấy và đau rõ rệt, nhưng không mất ổn định khớp (hoặc mất ổn định nhẹ).
  • Độ III: Nghiêm trọng, dây chằng bị đứt hoàn toàn kèm theo sưng đáng kể và khớp không ổn định.

Giãn dây chằng nhẹ đến trung bình được điều trị bảo tồn và thường lành sau 6 tuần.

Triệu chứng giãn dây chằng

Những dấu hiệu và triệu chứng của giãn dây chằng

Các dấu hiệu và triệu chứng có thể khác nhau tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Cụ thể, dấu hiệu giãn dây chằng bao gồm:

  • Đau vị trí tổn thương;
  • Sưng, đây là tình trạng viêm tiềm ẩn trong khớp hoặc trong mô mềm xung quanh khớp;
  • Bầm tím;
  • Mất vững khớp, đặc biệt được chú ý ở các khớp chịu trọng lượng như khớp gối hoặc cổ chân;
  • Mất khả năng vận động và sử dụng khớp.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Giãn dây chằng nhẹ có thể điều trị tại nhà. Nhưng một số chấn thương có thể kèm theo những tình trạng nghiêm trọng, chẳng hạn như gãy xương. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu:

  • Không thể di chuyển hoặc chịu trọng lượng trên khớp bị tổn thương;
  • Đau trực tiếp trên xương của khớp bị thương;
  • Tê ở bất kỳ chỗ nào của khu vực bị thương.

Nguyên nhân giãn dây chằng

Giãn dây chằng xảy ra khi dây chằng căng quá mức hoặc rách dây chằng khi khớp bị quá tầm vận động. Giãn dây chằng thường xảy ra trong các trường hợp sau:

  • Mắt cá chân: Đi bộ hoặc tập thể dục trên mặt nền nhấp nhô, nhảy tiếp đất sai cách.
  • Đầu gối: Xoay người đột ngột khi hoạt động thể thao.
  • Cổ tay: Ngã tiếp đất trong tư thế va đập bàn tay xuống.
  • Ngón tay cái: Chấn thương do duỗi quá mức khi chơi các môn thể thao dùng vợt, chẳng hạn như quần vợt.

Trẻ em có những vùng mô mềm hơn, được gọi là đĩa sụn tăng trưởng ở gần đầu xương. Các dây chằng xung quanh khớp thường khỏe hơn các đĩa sụn tăng trưởng này, vì vậy trẻ em dễ bị gãy xương hơn là giãn dây chằng.

Giãn dây chằng là gì? Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa giãn dây chằng 4
Xoay người đột ngột trong thể thao có thể là nguyên nhân của giãn dây chằng vùng gối
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh giãn dây chằng

Các vị trí nào thường dễ bị giãn dây chằng?

Đầu gối, cổ tay, lưng, vai, mắt cá chân là những vị trí thường dễ bị giãn dây chằng.

Dấu hiệu giãn dây chằng là gì?

Giãn dây chằng có cần phải phẫu thuật không?

Giãn dây chằng có thể chữa khỏi hoàn toàn không?

Giãn dây chằng thường do những nguyên nhân nào?

Hỏi đáp (0 bình luận)