Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dầu chuối là chất tạo mùi thơm, kích thích vị giác phổ biến, được sử dụng nhiều trong các món chè, thạch và bánh. Mặc dù khá có tiếng trong thế giới ẩm thực nhưng không nhiều người biết rõ dầu chuối là gì, được sản xuất ra sao và dầu chuối có độc không. Nếu bạn cũng có cùng thắc mắc trên, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Cây chuối gắn bó gần gũi với mọi người Việt và hầu như tất cả các bộ phận của nó đều đem lại lợi ích cho con người, được tận dụng để tạo ra những sản phẩm phục vụ cho đời sống sinh hoạt, dầu chuối cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, dù giúp tăng hương vị món ăn thì dầu chuối vẫn làm nhiều người lo ngại vì khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Dầu chuối là một loại hợp chất hữu cơ gốc ester với tên gọi hóa học là isopentyl acetate hay isoamyl acetate. Dầu chuối không tan trong nước và tan trong các dung môi hữu cơ. Trong tự nhiên, dầu chuối được điều chế trực tiếp bằng cách tách chiết, chưng cất vỏ chuối hoặc mật ong. Bên cạnh đó, dầu chuối cũng được sản xuất trong công nghiệp với số lượng lớn bằng phản ứng xúc tác axit giữa axit axetic và isoamyl alcohol.
Do hợp chất này có mùi thơm đậm giống như mùi chuối chín, chỉ với một lượng nhỏ cũng có thể tạo mùi thơm thanh ngọt trên một lượng lớn thức ăn nên được sử dụng rất nhiều. Dầu chuối tự nhiên rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu sản xuất theo phương pháp tách chiết thủ công từ vỏ chuối thì thường tốn nhiều công sức và cho sản lượng thấp nên dầu chuối hiện nay phần lớn được sản xuất theo quy mô công nghiệp, dùng nhiều hóa chất và phụ gia có hại cho sức khỏe. Chính điều này cũng dấy lên lo ngại “Dầu chuối có độc không?” ở nhiều người tiêu dùng.
Dầu chuối nếu được sản xuất với nguyên liệu chính là vỏ chuối thì đây là một loại dầu tự nhiên, không chứa các thành phần độc hại nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Thực tế, ngoài việc làm chất tạo mùi thơm, dầu chuối đã được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm chăm sóc da, chăm sóc tóc, và làm mỹ phẩm.
Tuy nhiên nếu dầu chuối được tạo ra theo kiểu công nghiệp bằng sự kết hợp giữa axit axetic và ancol isoamylic thì chúng có thể tích tụ lại ở gan và gây nguy hiểm cho sức khỏe. Theo các nghiên cứu y khoa, mỗi lần ăn ít nhất 1 - 2 cc dầu chuối vào cơ thể, nó sẽ không phản ứng ngay và tích trữ lại trong gan. Trong đó chứa các độc tố siêu vi lượng không thể nào đầu thải, chẳng hạn như andehit. Độc tố này tích tụ trong gan sẽ có thể dẫn đến ung thư ở người sử dụng.
Ngoài ra, nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe của dầu chuối còn đến từ loại dung môi dùng để pha loãng nó. Dầu chuối tự nhiên thường rất đắt tiền và phải nhập ngoại nên sẽ được pha loãng ra để sử dụng, và nhằm tiết kiệm chi phí, người ta thường dùng các chất dẫn xuất rẻ tiền, không đủ tinh khiết, có hại cho sức khỏe để pha chế dầu chuối.
Dầu chuối tự nhiên ngoài việc dùng để tạo mùi cho món ăn, kích thích ăn ngon miệng thì còn đem lại một số công dụng có lợi cho sức khỏe như sau:
Dầu chuối chứa nhiều vitamin C, E nên có khả năng cung cấp độ ẩm cho da, giúp làm mềm và làm dịu da khô, nứt nẻ. Nó cũng có thể giúp cải thiện tình trạng da nhạy cảm, viêm nhiễm và ngăn ngừa lão hóa da.
Dầu chuối chứa chất chống oxy hóa tự nhiên, mang đến công dụng phòng chống tổn thương do gốc tự do và lão hóa da. Việc sử dụng dầu chuối có thể giúp bảo vệ da khỏi các tác động gây hại của môi trường như ánh nắng mặt trời, ô nhiễm và stress.
Dầu chuối có thể được sử dụng làm một loại dầu dưỡng tóc tự nhiên. Nó có khả năng cung cấp dưỡng chất cho tóc, giúp làm mềm, mượt và giảm tình trạng tóc khô, rối và gãy rụng.
Dầu chuối có tính chất kháng viêm và làm dịu, có thể giúp giảm viêm và ngứa trên da. Nó có thể hỗ trợ trong việc giảm triệu chứng của một số bệnh lý da như eczema và viêm da cơ địa.
Dầu chuối có thể được sử dụng để dưỡng ẩm và làm mềm môi khô và nứt nẻ. Bạn có thể thoa một lượng nhỏ dầu chuối lên môi để giữ cho môi mềm mịn và không bị khô.
Nếu bạn gặp tình trạng mắt quầng thâm nhẹ, bạn có thể sử dụng dầu chuối để giảm thâm vì hoạt chất pottase có khả năng dưỡng ẩm, ngăn chặn sự hình thành của các sắc tố da gây thâm quầng.
Tương tự như tinh dầu tràm, tinh dầu bạc hà cũng có khả năng làm dịu và giảm các cơn đau nhức xương khớp, cơ bắp tương đối hữu hiệu bằng cách xoa trực tiếp và massage nhẹ nhàng vùng bị đau.
Những thông tin được cung cấp đã giúp bạn giải đáp thắc mắc "dầu chuối có độc không?". Dầu chuối nếu được sản xuất tự nhiên thì đây là một loại hương liệu an toàn với người sử dụng, thậm chí còn đem lại nhiều công dụng hỗ trợ sức khỏe rất tốt. Tuy nhiên, với tình trạng dầu chuối kém chất lượng tràn lan hiện nay, bạn vẫn nên tránh lạm dụng dầu chuối trong việc chế biến món ăn và chăm sóc cơ thể đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình nhé!
Xem thêm:
Giải đáp thắc mắc: Chuối xanh luộc có tác dụng gì?
Ăn chuối có nổi mụn không? Những lợi ích sức khỏe mà chuối mang lại
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.