Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ăn dặm là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của các bé. Vậy dấu hiệu bé muốn ăn dặm là gì? Truy cập bài viết của Nhà thuốc Long Châu ngay nhé!
Thông thường các bậc phụ huynh được khuyên nên cho trẻ ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, việc ăn dặm của bé không chỉ phụ thuộc vào một độ tuổi nhất định mà các bậc phụ huynh còn cần để ý những dấu hiệu bé muốn ăn dặm. Để biết được những dấu hiệu bé đòi ăn dặm sớm, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Với các bé bắt đầu từ 6 tháng tuổi là giai đoạn thích hợp để bắt đầu ăn dặm.
Nhiều bậc cha mẹ phân vân không biết rằng trẻ sơ sinh mấy tháng ăn dặm? Khi vừa chào đời thì sữa mẹ là nguồn thức ăn chính của bé, sữa mẹ có thể cung cấp cho bé khoảng 550 - 600 kcal/ngày. Nhưng đến mốc 6 tháng tuổi, trẻ sẽ cần nhiều chất dinh dưỡng trong hơn mà trong sữa mẹ không đáp ứng được. Lúc này cha mẹ cần cho bé ăn bổ sung thêm nhiều nhóm thực phẩm để cung cấp đủ dưỡng chất và điều này được gọi là ăn dặm.
Song, dù là quá trình ăn dặm nhưng nguồn dinh dưỡng chính của trẻ cho tới khi trẻ được 1 tuổi trở lên vẫn là sữa mẹ. Việc cho bé ăn dặm là rất cần thiết để bổ sung các chất dinh dưỡng đặc biệt là sắt, giúp trẻ tránh được nguy cơ thiếu máu và phát triển toàn diện.
Có nhiều cha mẹ thấy con hay đói khóc nên cho ăn dặm từ khi 4 đến 5 tháng tuổi, tuy nhiên các bác sĩ cảnh cáo rằng điều này hoàn toàn không nên bởi vì:
Để biết được dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm, mẹ cần quan sát các phản ứng và vận động của bé và có thể cho bé ăn dặm như sau:
Ngoài việc tìm hiểu về dấu hiệu bé đòi ăn dặm, cha mẹ cũng nên ghi nhớ những lưu ý dưới đây để cho con ăn đúng cách nhé!
Cho lượng thức ăn tăng dần, kết cấu thức ăn từ loãng đến đặc: Để bé tập làm quen với những thức ăn lạ thì cha mẹ nên cho ăn từ lượng nhỏ tăng dần khẩu phần. Vì thức ăn đặc sẽ cung cấp nhiều năng lượng hơn thức ăn loãng nên hãy tập cho bé ăn bột ăn dặm từ loãng đến đặc.
Các món ăn chế biến từ thực vật đến động vật: Vì hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, chưa có khả năng xử lý nhiều chất đạm từ động vật nên trong giai đoạn đầu bé tập ăn dặm, các mẹ nên chế biến thức ăn hoàn toàn từ thực vật. Khi đã được từ 7 tháng tuổi trở đi, mẹ mới bắt đầu để bé tập ăn đạm động vật bằng cách bổ sung lượng thịt vào bữa ăn.
Cho bé ăn từ ngọt đến mặn: Cha mẹ hãy cho bé bắt đầu ăn dặm bằng các loại bột có vị ngọt như bột gạo, bột yến mạch,… nấu chung với rau, củ, quả và không nêm thêm gia vị để giúp bé dễ làm quen và đồng thời cung cấp đầy đủ canxi, vitamin cũng như các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Sau khi bé tập ăn khoảng 2 đến 4 tuần thì mẹ mới nên nấu bột mặn cho bé. Việc nêm mắm, muối vào đồ ăn sớm sẽ ảnh hưởng đến thận của bé và làm cho hệ tiêu hóa hoạt động quá sức.
Nếu phụ huynh cho trẻ ăn dặm không đúng cách có thể gây thiếu hụt các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,...Vì vậy hãy luôn cập nhật dấu hiệu bé muốn ăn dặm và học hỏi thêm nhiều kiến thức mới để chăm sóc em bé của mình một cách hoàn hảo cha mẹ nhé!
Lan Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.