Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mỗi đứa trẻ sinh ra sẽ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Một trong số đó phải nhắc đến giai đoạn ăn dặm. Vậy trẻ sơ sinh mấy tháng ăn dặm là phù hợp? Tìm hiểu ngay nhé!
Ăn dặm là giai đoạn đầu đời giúp trẻ hấp thu các chất dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ. Đây cũng là giai đoạn phát triển mới trong quá trình trao đổi chất để thúc đẩy các cơ chế trong cơ thể hoạt động mạnh hơn. Vậy ăn dặm là gì? Trẻ sơ sinh mấy tháng cho ăn dặm? Hãy cùng tìm hiểu bài viết của Nhà thuốc Long Châu nhé!
Tùy thuộc vào thể trạng của trẻ mà các cha mẹ sẽ xây dựng chế độ ăn dặm cho phù hợp để trẻ có thể hấp thụ và phát triển toàn diện. Theo như các chuyên gia y tế thì ăn dặm là giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Đây là thời kỳ trẻ làm quen với những món ăn được chế biến từ các thực phẩm thô như: rau, thịt, cá, trứng,... Những món ăn này sẽ cùng với sữa mẹ cung cấp các chất dinh dưỡng cho trẻ.
Ăn dặm đánh dấu cột mốc quan trọng, nếu chọn sai thời điểm sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe cùng hệ tiêu hóa. Chuyên gia nhận định từ 6 tháng tuổi hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển dần hoàn thiện, có thể hấp thu được các thực phẩm thô cùng các chất dinh dưỡng bên ngoài.
Như vậy, thời gian ăn dặm thích hợp nhất cho trẻ là từ 6 tháng tuổi và kết thúc khi trẻ khoảng 1 tuổi. Tùy vào cơ thể từng trẻ mà bố mẹ sẽ cân nhắc lựa chọn thời gian cho phù hợp, tránh tình trạng cho ăn quá sớm (trước 6 tháng tuổi) khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa hay cho ăn quá trễ làm trẻ chậm hấp thu dinh dưỡng.
Nhiều mẹ bỉm sẽ đặt câu hỏi trẻ sơ sinh ăn dặm từ tháng thứ mấy? Để trả lời cho câu hỏi này chúng tôi sẽ chia làm 3 giai đoạn:
Ở giai đoạn này lưỡi của trẻ hoạt động linh hoạt, các loại bột ăn dặm dạng mịn sẽ giúp trẻ dần làm quen với thức ăn và mùi vị. Tuy nhiên, trên thị trường có nhiều loại bột khác nhau các mẹ cần lựa chọn những nơi đảm bảo uy tín và chất lượng.
Giai đoạn này lưỡi trẻ đã bắt đầu cứng cáp, nú răng mọc lên có thể giúp trẻ nghiền một số thức ăn thô xay nhuyễn. Mẹ cần lưu ý thay đổi các loại rau, củ, thịt, cá trong ngày để trẻ không bị ngán.
Lúc này răng trẻ đã mọc hoàn thiện, có thể nhai và nghiền các thức ăn đơn giản. Các món cơm với canh, rau, củ hay thịt cá sẽ hỗ trợ trẻ tập nhai. Cha mẹ có thể thay thế các bữa ăn đa dạng để trẻ hấp thu tốt nhất.
Cùng với thời gian ăn dặm thì phương pháp ăn dặm phù hợp cũng giúp trẻ phần nào cảm thấy hứng thú với các bữa ăn. Các mẹ sẽ căn cứ vào thể trạng của con và lựa chọn phương pháp.
Một số phương pháp ăn dặm phổ biến được các cha mẹ áp dụng dưới đây:
Ăn dặm truyền thống: Cha mẹ sử dụng các loại thực phẩm dạng bột xay nhuyễn cùng thịt, cá, rau,... Phương pháp này giúp cha mẹ tiết kiệm được thời gian chế biến cầu kỳ cũng như có thể quan sát và thúc dục trẻ. Tuy nhiên, với phương pháp này trẻ sẽ bị hạn chế về cách nhai và nghiền thức ăn sau này.
Ăn dặm kiểu Nhật Bản: Trẻ sẽ tiếp cận ăn dặm từ 5 đến 6 tháng tuổi với hình thức cháo loãng, tiếp theo sẽ là các món ăn thô theo gam màu vàng, đỏ, xanh, các loại thức ăn sẽ được chế biến riêng theo từng khay. Phương pháp này giúp trẻ năng cao khả năng nhai, hạn chế lượng muối thừa trong thức ăn tốt cho thận. Cha mẹ sẽ không phải ép con hay luôn theo sát con khi ăn.
Ăn dặm tự chỉ huy: Với phương pháp này, trẻ sẽ tự quyết định về bữa ăn, món ăn của chính mình, các con có thể bóc bằng tay hay dùng thìa. Điều này giúp trẻ thoải mái hơn trong bữa ăn. Tuy nhiên, phương pháp này nên dùng khi trẻ đủ nhận thức và kết hợp các bữa ăn do cha mẹ sắp xếp, tránh tình trạng trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng.
Thời gian ăn dặm là cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Các mẹ cần tính toán để xác định trẻ sơ sinh mấy tháng thì ăn dặm và cách ăn dặm cho trẻ như thế nào cho phù hợp nhất.
Dưới đây là một số lưu ý cho các mẹ khi tập cho con ăn dặm:
Hy vọng bài viết của chúng tôi đã giúp các mẹ trả lời được câu hỏi trẻ sơ sinh mấy tháng ăn dặm và những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm. Các chuyên gia y tế và dinh dưỡng khuyến nghị rằng trẻ nên bắt đầu cho ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi. Vì hệ tiêu hóa của trẻ lsuc này đã phát triển khá hoàn chỉnh nên có thể hấp thu những thức ăn phức tạp hơn so với sữa mẹ.
Lan Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.