Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Dấu hiệu nâng mũi bị lệch vách ngăn và có khắc phục được không?

Ngày 08/12/2022
Kích thước chữ

Một trong những biến chứng phổ biến nhất của phẫu thuật tạo hình mũi là nâng mũi bị lệch vách ngăn. Biến chứng không quá nguy hiểm nhưng lại làm lệch toàn bộ sống mũi, gây mất thẩm mỹ và khiến mũi trông lệch qua một bên. Vậy có biện pháp khắc phục tình trạng này không? Mời bạn theo dõi tiếp bài viết để có câu trả lời.

Nâng mũi bị lệch vách ngăn là biến chứng sau thẩm mỹ mũi. Với công nghệ hiện đại ngày nay thì tình trạng này có thể được khắc phục nhanh chóng, an toàn và hiệu quả bằng một số phương pháp thẩm mỹ đơn giản. Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người giải đáp câu hỏi này.

Dấu hiệu nhận biết nâng mũi bị lệch vách ngăn

Vách ngăn mũi là bộ phận chia khoang mũi thành 2 phần được cấu tạo bởi khung xương sụn, hai bên được bao phủ bởi niêm mạc. Sự phát triển quá mức của 3 thành phần trên gây ra hiện tượng lệch vách ngăn. Có nhiều dạng lệch vách ngăn phổ biến bao gồm lệch chữ C (lệch 1 bên trái hoặc phải), lệch chữ C chữ S (lệch cả 2 bên), lệch có mào, lệch có gai,... Mũi bị lệch sau khi nâng mũi không phải trường hợp hiếm. Một số dấu hiệu để bạn có thể nhận biết tình trạng này như sau:

  • Xương mũi bị lệch, không còn đúng theo dáng mũi đã được định hình trước đó. 
  • Đầu mũi nghiêng sang một bên và dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. 
  • Phần cánh mũi không còn thẳng như ban đầu, không đối xứng với các phần khác trên khuôn mặt.
  • Sống mũi bị nghiêng, lệch sang trái hoặc phải khiến gương mặt mất đi vẻ đẹp tự nhiên. 
  • Vách ngăn mũi bị lệch sang một bên rất mất cân đối khiến đường nét chung của khuôn mặt không còn hài hòa
Dấu hiệu nâng mũi bị lệch vách ngăn và có khắc phục được không? 1 Mũi bị lệch sau khi nâng mũi không phải trường hợp hiếm và cần được khắc phục càng sớm càng tốt

Nguyên nhân nâng mũi bị lệch vách ngăn

Cách chăm sóc hậu phẫu thuật không đúng

Đây là nguyên nhân phổ biến khi vách ngăn bị lệch sau nâng mũi. Trong giai đoạn hậu phẫu, vấn đề chăm sóc y tế không đúng cách dễ khiến mũi bị bóng đỏ, viêm nhiễm, nổi mẩn,… Không chỉ vậy, tư thế ngủ thường xuyên nằm sấp, nằm nghiêng tác động lên mũi bị lệch, rất mất thẩm mỹ. Vì vậy, sau khi nâng mũi, bạn nên chú ý nghe theo hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ để đạt được dáng mũi hài hoà so với các đường nét trên khuôn mặt.

Chất liệu nâng mũi không đảm bảo

Khi thực hiện nâng mũi ở những tiệm thẩm mỹ giá rẻ, chất liệu nâng mũi được sử dụng thường không đảm bảo chất lượng. Khi đưa vào cơ thể dễ gây ra tình trạng mũi bị lệch, vẹo và mất cân đối. Nhiều chị em chỉ đơn thuần muốn có một chiếc mũi cao và thẳng mà không quan tâm đến tình trạng mũi hiện tại có phù hợp với dáng mũi mơ ước hay không. Nếu nâng mũi quá cao thì phải sử dụng chất liệu sụn có kích thước lớn tạo nhiều áp lực lên đầu mũi và vách ngăn. Đây là nguyên nhân gây ra những biến chứng nguy hiểm như lệch vách ngăn, đầu mũi sưng đỏ,…

Bác sĩ không có nhiều kinh nghiệm

Tay nghề bác sĩ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc của mũi sau nâng. Do đó, trình độ của bác sĩ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả nâng mũi. Nhiều người lựa chọn sai lầm bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ khiến ca nâng mũi không đạt được như mong muốn. Trong quá trình nâng mũi có thể gặp nhiều rủi ro, chỉ những bác sĩ có trình độ cao mới đủ trình độ để xử lý tình huống này. Tay nghề bác sĩ kém có thể dẫn đến lệch vách ngăn, dáng mũi lệch và kém thẩm mỹ. 

Dấu hiệu nâng mũi bị lệch vách ngăn và có khắc phục được không? 2 Tay nghề bác sĩ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc của mũi sau nâng

Vách ngăn bị lệch bẩm sinh

Nếu bạn được sinh ra với một vách ngăn lệch nhưng bác sĩ bỏ qua và không điều trị trước khi phẫu thuật nâng mũi cũng là nguyên nhân khiến mũi bị vẹo do vách ngăn mũi không chịu được áp lực của chất liệu độn đưa vào khoang mũi. Lệch vách ngăn mũi là do di truyền, vì vậy lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín để phát hiện ra vấn đề mình đang gặp phải trước khi phẫu thuật.

Cơ địa

Người có thể trạng tốt thì sẽ tương thích với sụn nâng mũi nhanh chóng. Tuy nhiên, những người có cơ địa nhạy cảm dễ phản ứng khi đưa chất liệu nâng mũi lên cơ thể gây phản ứng, đào thải dẫn đến bóng đỏ mũi, lệch vách ngăn.

Yếu tố bên ngoài tác động

Trong giai đoạn sau phẫu thuật, bạn cần chú ý đến chế độ sinh hoạt hàng ngày để đạt được kết quả như mong đợi. Trong thời gian này, tránh các hoạt động thể chất quá mức dễ làm tổn thương khu vực này, làm tăng tỷ lệ biến chứng như vẹo vách ngăn mũi hay lệch sống mũi. Ngoài ta nếu bạn không che chắn mũi cẩn thận, có thể gây xô lệch cấu trúc mũi. Đừng chạm vào mũi trong quá trình hồi phục cấu trúc mũi có thể bị vẹo nhẹ và không cân đối.

Nâng mũi bị lệch vách ngăn có khắc phục được không?

Nếu gặp trường hợp nâng mũi bị lệch vách ngăn, chắc hẳn bạn sẽ rất hoang mang và muốn tìm cách khắc phục ngay lập tức. Lúc này, bạn đừng quá lo lắng mà hãy đến cơ sở nâng mũi uy tín và nghe theo hướng dẫn khắc phục của các chuyên gia. 

Để chỉnh sửa dáng mũi bất thường, bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh sụn cấy ghép và chỉnh hình dáng mũi. Hiện tại, phương pháp nâng mũi sụn sườn và nâng mũi cấu trúc được lựa chọn nhiều nhất. Tùy vào tình trạng vách ngăn lệch mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn kỹ thuật cải thiện.

Hầu hết các địa chỉ nâng mũi uy tín, ít khi xảy ra biến chứng và bạn sẽ được hỗ trợ khắc phục sự cố miễn phí mà không tốn bất kỳ chi phí nào. Vì vậy, hãy cân nhắc lựa chọn trung tâm thẩm mỹ uy tín để khắc phục triệt để tình trạng biến chứng.

Dấu hiệu nâng mũi bị lệch vách ngăn và có khắc phục được không? 3 Nâng mũi bị lệch vách ngăn có thể khắc phục, bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh sụn cấy ghép và chỉnh hình dáng mũi.

Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin về tình trạng nâng mũi bị lệch vách ngăn cũng như cách khắc phục hiệu quả và nhanh chóng. Hãy cân nhắc lựa chọn địa chỉ nâng mũi uy tín để được thực hiện an toàn và khắc phục những rủi ro có thể gặp phải. Nếu không may bị lệch vách ngăn sau nâng mũi thì không nên nghe theo những thông tin chưa được kiểm chứng trên mạng hoặc mẹo truyền miệng để tránh những biến chứng nặng hơn ảnh hưởng đến sức khỏe của chính mình.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin