Mặc định
Lớn hơn
Vẹo vách ngăn mũi do dị tật hoặc do chấn thương thường khá phổ biến nhưng không có triệu chứng và không cần điều trị. Vẹo vách ngăn mũi có triệu chứng gây tắc mũi và gây nguy cơ mắc viêm xoang (đặc biệt nếu vẹo vách ngăn cản trở lỗ thông của xoang cạnh mũi), chảy máu cam. Các triệu chứng khác có thể bao gồm đau đầu, đau mặt, thở ồn ào khi ngủ.
Vẹo vách ngăn mũi là tình trạng vách ngăn giữa 2 lỗ mũi bị cong vẹo, lệch sang một bên khiến một bên khoang mũi nhỏ hơn bên còn lại, khiến người bệnh hít thở khó khăn.
Các loại vẹo vách ngăn mũi:
Trong nhiều trường hợp vẹo vách ngăn mũi thường không có triệu chứng và không cần điều trị, nhưng cũng có trường hợp vẹo vách ngăn đi kèm với triệu chứng như:
Vẹo vách ngăn mũi thường không ảnh hưởng đến sức khỏe, không cần điều trị, nhưng nếu vẹo nặng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng trên đường hô hấp trên, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Biến chứng của vẹo vách ngăn mũi thường là viêm đường hô hấp như viêm xoang và viêm mũi mạn tính.
Trường hợp nặng có thể gây khô miệng do phải thở bằng miệng do nghẹt mũi kéo dài, cảm giác tắc nghẽn, nặng nề trong khoang mũi, rối loạn giấc ngủ như hội chứng ngưng thở khi ngủ và ngủ ngáy, nhiễm trùng mũi tái phát và chảy máu cam.
Nghẹt mũi một bên hoặc hai bên kéo dài và không cho đáp ứng khi điều trị.
Thường hay chảy máu cam.
Nhiễm trùng mũi xoang dai dẳng hoặc tái phát.
Tắc mũi gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Vẹo do bẩm sinh
Việc vẹo vách ngăn đã xảy ra trong quá trình phát triển bào thai và dễ nhận ra ngay khi trẻ được sinh ra.
Gặp chấn thương ở vùng mũi
Việc chấn thương vào vùng mũi có thể làm cho vách ngăn mũi vẹo sang một bên.
Quá trình lão hóa
Lão hóa làm thay đổi cấu trúc mũi và vách ngăn bị vẹo qua một bên theo thời gian.
Viêm nhiễm mũi
Viêm xoang, viêm mũi mạn tính, viêm mũi dị ứng thường khiến người bệnh khó chịu và thường hay quẹt mũi, động tác này thực hiện nhiều lần dẫn đến mũi bị thay đổi cấu trúc và vách ngăn lệch sang một bên.
Trẻ sơ sinh do quá trình sinh tự nhiên bị va chạm vào khung chậu của người mẹ.
Các vận động viên bóng chày, cầu thủ bóng đá, bóng rổ.
Các tài xế lái xe.
Người có bệnh lý đường hô hấp trên như viêm mũi mạn tính, viêm mũi dị ứng.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc vẹo vách ngăn mũi, bao gồm:
Vẹo vách ngăn mũi thường được chẩn đoán dựa trên lầm sàng, tiền sử bệnh và triệu chứng. Nếu trường hợp nặng, cần chỉ định chẩn đoán hình ảnh:
Vẹo vách ngăn mũi thường phải điều trị nội khoa. Việc điều trị với thuốc chỉ để ngăn các triệu chứng do vẹo vách ngăn gây ra như giảm nghẹt mũi, giảm phù nề mũi (thuốc kháng histamine, thuốc chống sung huyết mũi, corticoid,...).
Do vẹo vách ngăn mũi là sự biến đổi cấu trúc mũi thực thể, nên việc điều trị nội khoa sẽ không giải quyết được dứt điểm. Đối với trường hợp vẹo nặng và việc điều trị bằng thuốc thất bại, cân nhắc chỉ định phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn.
Chế độ sinh hoạt
Chế độ dinh dưỡng
Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
MSD Manual: https://www.msdmanuals.com/
Sở Y tế Nam Định: https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/veo-vach-ngan-mui-cac-bien-chung-thuong-gap-2140
Sở Y tế Hà Nam: https://syt.hanam.gov.vn/Pages/bien-chung-dang-ngai-do-veo-vach-ngan-mui.aspx