Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Dấu hiệu nhận biết, phương pháp phòng ngừa và điều trị suy giãn tĩnh mạch chân như thế nào?

Ngày 18/03/2022
Kích thước chữ

Làm thế nào để nhận biết được bệnh suy giãn tĩnh mạch chân? Phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh như thế nào? Chúng ta hãy cùng hiểu qua những thông tin được cung cấp trong bài.

Suy giãn tĩnh mạch chân là một bệnh lý không nguy hiểm, nhưng khi phát hiện và điều trị trễ sẽ dễ dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề. Việc phát hiện bệnh càng sớm sẽ càng mang lại hiệu quả điều trị khả quan hơn, thời gian chữa bệnh cũng được rút ngắn. Vậy làm thế nào để nhận ra bệnh suy giãn tĩnh mạch chân? Dấu hiệu nhận biết, cách phòng ngừa và điều trị bệnh như thế nào?

Dấu hiệu nhận biết bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Suy giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Tình trạng này xảy ra khi thành tĩnh mạch bị giãn hoặc bị tổn thương dẫn đến hư van tĩnh mạch bên trong. Các đối tượng được xếp vào có nguy cơ cơ cao dễ mắc bệnh là phụ nữ có thói quen mang giày cao gót thường xuyên, phụ nữ mang thai, người thừa cân béo phì,... Hoặc nhóm người làm việc phải ngồi hay đứng lâu như nhân viên văn phòng, giáo viên, phục vụ,...

Dấu hiệu nhận biết, phương pháp phòng ngừa và điều trị suy giãn tĩnh mạch chân như thế nào 1 Một số dấu hiệu nhận biết suy giãn tĩnh mạch chân như sưng phù nhẹ khi đứng hoặc ngồi lâu, cảm giác cẳng chân như bị kim châm hoặc kiến cắn,...

Khi bệnh đang tiến triển ở giai đoạn đầu, dấu hiệu nhận biết suy giãn tĩnh mạch rất mơ hồ và không rõ ràng. Bệnh nhân chỉ cảm thấy nặng chân hoặc mang giày dép chật hơn bình thường. Chỉ đến khi bệnh nặng hơn, họ mới cảm nhận rõ rệt các dấu hiệu của bệnh như dễ mỏi chân, sưng phù nhẹ khi đứng hoặc ngồi lâu, cảm giác cẳng chân như bị kim châm hoặc kiến cắn, dễ bị chuột rút vào ban đêm,... Bên cạnh đó, người bệnh có thể thấy các mạch máu nhỏ li ti trên bề mặt da hiện lên như mạng nhện bằng mắt thường.

Theo hệ thống phân chia CAEP, trong giai đoạn tiến triển bệnh ở mức độ nặng, suy giãn tĩnh mạch chân sẽ được chia thành cấp độ từ C1 đến C6:

  • C1: Giãn tĩnh mạch mạng nhện hay dạng lưới.
  • C2: Giãn tĩnh mạch lớn dưới da trên 3mm.
  • C3: Phù nề chân.
  • C4: Biến đổi cấu trúc da và mô dưới da (chàm).
  • C5: Loét có thể lành.
  • C6: Loét không lành.

Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân phổ biến hiện nay

Tùy theo cấp độ tiến triển của bệnh sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Ở mức độ C1 khi tình trạng bệnh đang trong giai đoạn giãn tĩnh mạch mạng nhện hoặc dạng lưới, các bác sĩ thường sẽ áp dụng cách điều trị nội khoa không xâm lấn. Họ sẽ kê toa cho bệnh nhân của mình sử dụng các loại thuốc có tác dụng làm tăng độ bền thành tĩnh mạch như Daflon, Ginko Biloba, Rutin C,... Những thành phần này giúp cải thiện tốt các triệu chứng và làm chậm quá trình tiến triển bệnh.

Trong phương pháp điều trị nội khoa, ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh còn được chỉ định sử dụng vớ y khoa và gel bôi suy giãn tĩnh mạch chân. Cấu tạo của vớ y khoa suy giãn tĩnh mạch ôm sát chân, tạo áp lực lên chi dưới, giúp các tĩnh mạch ở chân giảm giãn nở thêm, cải thiện tình trạng suy giãn.

Dấu hiệu nhận biết, phương pháp phòng ngừa và điều trị suy giãn tĩnh mạch chân như thế nào 2 Ở giai đoạn C1, bác sĩ thường sẽ sử dụng phương pháp điều trị nội khoa cho bệnh nhân như mang vớ y khoa, dùng gel bôi suy giãn tĩnh mạch.

Gel bôi suy giãn tĩnh mạch có chiết xuất từ thiên nhiên, có tác dụng giảm phù nề, đau nhức, làm mềm các cơ, hỗ trợ lưu thông máu,... Một sản phẩm gel bôi hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch gợi ý đến bạn chính là Medicosh Varicare Gel. Thành phần của Medicosh Varicare Gel có chứa Ruscogenin hỗ trợ giảm phù nề chân, Anthocyanin giúp phá hủy mô liên kết do gốc tự do hình thành, Aescin giúp tăng lưu thông máu ở tĩnh mạch,...

Nếu bệnh tình diễn biến ở mức độ từ C2 đến C6, thì bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị can thiệp nội mạch như chích xơ, đốt laser nội tĩnh mạch hoặc phẫu thuật.

Làm thế nào để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chân?

Suy giãn tĩnh mạch chân tuy rằng chỉ là một bệnh lý không nguy hiểm, nhưng khi không được tầm soát, phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến các biến chứng khôn lường. Bệnh tiến triển nặng sẽ làm viêm tĩnh mạch, dễ hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Khi người bệnh bị thay đổi áp lực đột ngột như đi máy bay, ngồi hoặc đứng lâu ở một tư thế,... cục máu đông này sẽ di chuyển thẳng đến tim gây tắc động mạch phổi khiến họ tử vong.

Dấu hiệu nhận biết, phương pháp phòng ngừa và điều trị suy giãn tĩnh mạch chân như thế nào 3 Suy giãn tĩnh mạch tiến triển nặng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, bạn nên phòng ngừa bệnh trước khi để nó “tấn công” mình.

Vì vậy, "phòng bệnh hơn chữa bệnh", trước khi để căn bệnh tìm đến với bản thân, bạn nên phòng ngừa bệnh trước bằng những cách sau:

  • Không nên ngồi hoặc đứng ở một tư thế quá lâu. Trong trường hợp do tính chất công việc phải ngồi hoặc đứng lâu, thỉnh thoảng bạn nên thay đổi tư thế để lưu thông máu.
  • Tập các môn thể thao như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, Yoga,... 30 phút/ngày.
  • Hạn chế ăn nhiều thức ăn nhiều dầu mỡ để kiểm soát tốt cân nặng, tránh tăng cân nhanh sẽ gây áp lực cho các tĩnh mạch ở chi dưới.
  • Tăng cường thực phẩm nhiều chất xơ, vitamin C, khoáng chất thiết yếu vào thực đơn hàng ngày.
  • Tránh mặc quần áo bó sát, hạn chế đi giày cao gót nhiều.
  • Không lạm dụng thuốc tránh thai.

Suy giãn tĩnh mạch ở chân không chỉ gây nhiều đau đớn cho người bệnh, mà còn khiến họ mất tự tin về ngoại hình của mình. Vì thế, khi có dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi thăm khám bác sĩ ngay để điều trị dứt điểm sớm, tránh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Hy vọng rằng qua các thông tin trong bài đã giúp bạn biết cách nhận ra dấu hiệu bệnh, cách phòng ngừa và điều trị suy giãn tĩnh mạch chân.

Bảo Vân

Nguồn: Tổng Hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.