Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cách nhận biết suy giãn tĩnh mạch và phương pháp điều trị

Ngày 27/09/2020
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Cách nhận biết suy giảm tĩnh mạch và phương pháp điều trị để tránh gây nên những biến chứng nguy hiểm như viêm da, lở loét, không lành, thậm chí là có nguy cơ tử vong do tai biến nhồi máu não.

Suy giãn tĩnh mạch là một trong những bệnh lý thuộc nhóm bệnh của mạch máu ngoại vi, nó làm suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch làm cho máu bị ứ đọng. Từ đó gây nên những biến đổi về huyết động và biến dạng các tổ chức mô xung quanh. Bệnh này không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí có nhiều trường hợp phải cắt bỏ chân vì viêm nhiễm nặng. 

Nguyên nhân gây nên bệnh suy giãn tĩnh mạch

Một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh suy giãn tĩnh mạch ở chân thường là do yếu tố di truyền, bẩm sinh bất thường ở thành mạch. Thường là do khiếm khuyết của thành tĩnh mạch, thiểu sản van tĩnh mạch. Bên cạnh đó, những người ít vận động, chỉ ngồi yên một chỗ hay đứng quá lâu sẽ gây áp lực lên tĩnh mạch chân, những người thừa cân, béo phì, phụ nữ mang thai, lạm dụng thuốc tránh thai… cũng đều là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch cao. 

cach-nhan-biet-suy-gian-tinh-mach-va-phuong-phap-dieu-tri-1

Nguyên nhân gây nên bệnh suy giãn tĩnh mạch

Các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch

Bệnh suy giãn tĩnh mạch không chỉ gặp ở chân mà còn có thể gặp ở nhiều vị trí khác như đến tay, giãn tĩnh mạch còn do yếu tố tuổi tác… Những triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch thường khác nhau ở mỗi giai đoạn, cụ thể như sau: 

  • Ở giai đoạn đầu: Thường ở giai đoạn này hầu như người bệnh sẽ không phát hiện do không có những triệu chứng rõ ràng và chỉ là những biểu hiện thoáng qua như đau chân, nặng chân, nhức mỏi ở bắp chân và đôi khi cảm thấy bàn chân to lên. Ban đêm thường hay bị chuột rút, mắt cá chân bị sưng và phù nề. 
  • Ở giai đoạn sau: Càng về sau thì những triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch sẽ ngày càng rõ ràng hơn. Lúc này người bệnh sẽ bắt đầu cảm nhận những cơn đau nhức, bong da, lở loét, thậm chí còn chảy máu ở vùng da bị bệnh. Bệnh lý này thường sẽ gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên một số khảo sát đã cho thấy rằng, tỷ lệ nữ chiếm nhiều hơn nam (tỷ lệ 1:4). Bên cạnh đó, đặc thù của công việc cũng là nguyên nhân gây nên bệnh suy giãn tĩnh mạch như như nghề giáo viên, nhân viên văn phòng, những người làm việc theo dây chuyền, lái xe...

Các biện pháp phòng tránh suy giãn tĩnh mạch

Bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể phòng tránh một cách dễ dàng, bạn chỉ cần thay đổi lối sống và điều chỉnh thói quen sinh hoạt của mình. Chẳng hạn như đối với những nghề nghiệp đặc thù có nguy cơ cao mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch thì cần phải thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt, vận động thường xuyên, không nên mang giày cao gót, không nên ngồi xổm, đung đưa, vắt chéo chân vì sẽ làm cản trở lưu thông máu. Đặc biệt không nên ngồi lâu hay đứng lâu một chỗ. 

cach-nhan-biet-suy-gian-tinh-mach-va-phuong-phap-dieu-tri-2

Các biện pháp phòng tránh suy giãn tĩnh mạch

Nên chọn một chiếc ghế phù hợp và kê cao chân khi nằm khoảng 20cm so với tim để tạo sự lưu thông máu. Đồng thời nên kết hợp đi lại thường xuyên, giãn cơ để các tĩnh mạch không bị quá tải. Có thể kết hợp thêm với một số bài tập nhẹ như đi bộ, bơi lội, thể dục dưỡng sinh để nâng cao sức khỏe và có lợi cho hệ thống tĩnh mạch ở chân. Nên hạn chế tắm nước nóng hay xoa bóp dầu nóng tại những vùng da bị bệnh này vì nó sẽ làm giãn các tĩnh mạch giãn nở to hơn khiến bạn sẽ ngày càng trở nên trầm trọng hơn. 

Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch

Ngày nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch khác nhau. Bên cạnh việc sử dụng những phương pháp điều trị thông thường như mang tất y khoa, sử dụng thuốc thì còn có một số phương pháp chữa trị mới nhất như mổ stripping, muller để lột bỏ tĩnh mạch hiển thường được áp dụng cho người bệnh không đáp ứng với gây tê, hoặc người bệnh lớn tuổi; tiêm xơ làm xơ hóa các mạch máu với các trường hợp bị giãn tĩnh mạch nhỏ. Và 2 phương pháp tiên tiến nhất là đốt laser và bơm gel.

Phương pháp đốt laser là một trong những công nghệ mới nhất, các bệnh nhân sẽ được gây tê thay vì gây mê khi điều trị bằng phẫu thuật như trước đây. Với phương pháp này, các bệnh nhân sẽ được hướng dẫn mang tất áp lực sau can thiệp một thời gian để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.

cach-nhan-biet-suy-gian-tinh-mach-va-phuong-phap-dieu-tri-3

Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch

Ngoài ra, gây tắc tĩnh mạch bằng gel cũng là một phương pháp tiên tiến khác thường được sử dụng phổ biến hiện nay. Phương pháp điều trị này khá nhẹ nhàng, ít xâm lấn và có thời gian thực hiện nhanh chỉ từ 15 - 20 phút. Các bác sĩ sẽ dùng công cụ chuyên dụng để luồn vào lòng tĩnh mạch, sau đó bơm gel sinh học gây bít tắc hoàn toàn tại đoạn tĩnh mạch bị bệnh. Với phương pháp điều trị này, bệnh nhân sau điều trị hồi phục nhanh và ra viện sau 1-2 tiếng.

Trên đây là một số chia sẻ về vấn đề cách nhận biết suy giảm tĩnh mạch và phương pháp điều trị. Hy vọng sẽ giúp mang đến cho bạn nhiều kiến thức hữu ích về căn bệnh suy giãn tĩnh mạch này nhé!

Thủy Phan

(Nguồn: Tổng Hợp)

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm