Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tất tần tật những điều cần biết về vớ giãn tĩnh mạch

Ngày 04/11/2021
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Vớ giãn tĩnh mạch hỗ trợ tốt trong quá trình điều trị suy giãn tĩnh mạch ở nhiều bệnh nhân. Sử dụng sản phẩm là một phương pháp mà nhiều bác sĩ áp dụng cho bệnh nhân của mình.

Vớ giãn tĩnh mạch là một dụng cụ hỗ trợ cần thiết của bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch trong suốt thời gian điều trị. Nhờ vào sản phẩm này mà quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng hơn, khả năng phục hồi của bệnh nhân được tăng cao. Thế nhưng, do chưa được phổ biến rộng rãi nên nhiều người còn khá mơ hồ về vớ giãn tĩnh mạch và công dụng của nó. Bài viết này sẽ cung cấp đến bạn mọi thông tin có liên quan về sản phẩm y khoa này.

Vớ giãn tĩnh mạch chân là gì?

Trước khi tìm hiểu về tác dụng và cách dùng, chúng ta cần phải biết được vớ suy giãn tĩnh mạch là sản phẩm như thế nào. Vớ giãn tĩnh mạch là một loại vớ y khoa có cấu tạo đặc biệt được sử dụng trong ngành y tế. Tùy theo mức độ bệnh hoặc mục đích sử dụng mà vớ chống giãn tĩnh mạch sẽ có thiết kế để mang từ chân đến đầu gối hoặc từ chân đến phần bắp đùi. 

Tất tần tật những điều cần biết về vớ giãn tĩnh mạch 1Vớ giãn tĩnh mạch là sản phẩm y khoa dùng để hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch ở chân.

Nguyên lý hoạt động của vớ giãn tĩnh mạch là tạo một áp lực lớn lên bàn chân, sau đó giảm dần áp lực khi đi lên phía trên. Việc tạo áp lực như vậy giúp cho máu huyết được lưu thông tốt hơn, giảm áp lực cho đôi chân. Chính bởi nguyên lý hoạt động này mà sản phẩm được sử dụng hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân đang bị suy giãn tĩnh mạch chân.

Vớ y khoa có thuốc bên trong không?

Nhiều người cũng thắc mắc rằng, vớ y khoa điều trị giãn tĩnh mạch có chứa thuốc bên trong không mà lại có tác dụng điều trị suy giãn tĩnh mạch chân. Câu trả lời là hoàn toàn KHÔNG. Vớ y khoa giãn tĩnh mạch chỉ là một loại vớ thông thường có cấu tạo đặc biệt hơn so với các loại vớ khác. Sản phẩm không có thuốc bên trong mà chỉ hỗ trợ điều trị bằng phương pháp tạo áp lực vừa đủ để bó chân lại. Quá trình này giúp cho các van tĩnh mạch hở được khép dần lại, giảm tình trạng phù nề bàn chân do áp lực máu cao. Các triệu chứng khác của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân hay suy giãn tĩnh mạch chi dưới cũng giảm đi đáng kể.

Tác dụng điều trị suy giãn tĩnh mạch của vớ y khoa là gì?

Tác dụng của vớ giãn tĩnh mạch chủ yếu chính là điều trị suy giãn tĩnh mạch ở chân. Đây là sự thống nhất ý kiến của các bác sĩ thuộc Hiệp hội y khoa toàn cầu WHO. Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân thực chất là tình trạng dồn ứ máu ở đôi chân. Máu sẽ không luân chuyển được về tim do hệ thống tĩnh mạch đưa máu về tim bị yếu, không đủ tạo áp lực để bơm máu từ chân lên tim.

Khi mang vớ mang trị giãn tĩnh mạch, các van tĩnh mạch bị yếu sẽ được trợ giúp tuần hoàn máu. Dòng máu sẽ được luân chuyển từ chân trở về tim. Máu sẽ không còn bị dồn ứ ở chi dưới, tình trạng phù nề, đau nhức, hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu cũng giảm đi đáng kể.

Tất tần tật những điều cần biết về vớ giãn tĩnh mạch 2Vớ giãn tĩnh mạch có tác dụng giảm tình trạng ứ đọng máu ở chi dưới, hỗ trợ tuần hoàn máu từ chân lên tim.

Vớ y khoa giãn tĩnh mạch sẽ có kích thước lớn hoặc nhỏ, mức độ nén nặng hay nhẹ khác nhau. Tùy theo tình trạng suy giãn tĩnh mạch ở chân, cơ địa và thể trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ suy xét cho sử dụng loại vớ phù hợp. Sản phẩm được đan dệt bằng kỹ thuật đặc biệt, ôm sát và tạo áp lực lên bàn bàn chân, sau đó giảm dần khi đi lên trên, hỗ trợ đẩy máu từ tĩnh mạch chân đi về hướng trái tim.

Nên sử dụng vớ giãn tĩnh mạch vào thời điểm nào?

Vậy thời điểm nào tốt nhất để mang vớ giãn tĩnh mạch chân? Trong từng giai đoạn của bệnh sẽ có cách thức điều trị khác nhau. Nếu như bạn chưa bị suy giãn tĩnh mạch nhưng muốn phòng ngừa, thì bạn có thể sử dụng các sản phẩm vớ không có ký hiệu CCL. Những đôi vớ này tạo ra áp lực thấp hơn các vớ trị giãn tĩnh mạch. Còn nếu đã mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch, ngay từ thời kỳ đầu của bệnh bạn bắt buộc phải mang vớ. Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà sẽ mang các sản phẩm có ký hiệu khác nhau như CCL 1, CCL 2, CCL 3.

Vào buổi sáng sau khi thức dậy, bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân nên mang vớ y khoa ngay để hỗ trợ tĩnh mạch hoạt động tốt khi sinh hoạt, đi đứng hàng ngày. Lúc nghỉ ngơi hoặc khi ngủ vào ban đêm, họ nên bỏ vớ ra để cho đôi chân thoải mái. Lúc này chân ngang bằng với tim nên không cần vớ suy giãn tĩnh mạch hỗ trợ lưu thông máu. Khi tập thể dục thể thao, nếu bị đau nhức bắp chân bạn nên mang vớ. Trong khi làm việc, để tăng hiệu quả của vớ y khoa, bạn nên vận động nhẹ nhàng tại chỗ sẽ giúp giảm ứ đọng máu ở bàn chân.

Mang vớ suy giãn tĩnh mạch có giúp hết hẳn bệnh không?

Suy giãn tĩnh mạch chân là một bệnh lý cần phải dành nhiều thời gian để điều trị. Căn bệnh này cũng tương tự như bệnh cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn tiền đình,... cần phải điều trị lâu dài và kiên trì tập luyện thì mới đạt được kết quả tốt nhất như mong muốn. Vì thế, việc mang vớ cho người giãn tĩnh mạch có hết bệnh hoàn toàn hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, tình trạng bệnh và mức độ tập luyện của bạn.

Tất tần tật những điều cần biết về vớ giãn tĩnh mạch 3Cần kết hợp mang vớ suy giãn tĩnh mạch cùng chế độ tập luyện đúng cách để đạt hiệu quả tốt trong việc điều trị bệnh.

Khi mang vớ dành cho người giãn tĩnh mạch chân, ở thời điểm ban đầu, các triệu chứng như đau nhức, mỏi chân, phù nề bàn chân,... sẽ được cải thiện đáng kể. Nếu kiên trì sử dụng vớ y khoa trong thời gian dài, kết hợp tập luyện thể thao, nghỉ ngơi và ăn uống khoa học, thì các tĩnh mạch sẽ được hồi phục dần, bệnh sẽ giảm và hết hoàn toàn.

Trong bài là các thông tin cần biết về vớ giãn tĩnh mạch - một sản phẩm y tế hỗ trợ điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Bên cạnh đó, để đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều trị bệnh, bạn có thể kết hợp dùng thêm các viên uống hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch. Quá trình chữa bệnh sẽ rút ngắn lại và kết quả sẽ tốt hơn rất nhiều.

Bảo Vân

Nguồn: Vinmec

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Vớ y khoa